Trong Digital Marketing, Content Writer và Copywriter đóng vai trò như những vũ khí lợi hại góp phần thu hút và giữ chân khách hàng. Tuy nhiên, không ít người đang còn mơ hồ, thậm chí nhầm lẫn giữ hai khái niệm, ngành nghê này. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt Content Writer và Copywriter, từ đó giúp bạn lựa chọn được vị trí phù hợp với năng lực và chuyên môn.

1. Content Writer là gì?

Content Writer là người tạo ra nội dung bằng chữ viết (đôi khi cả hình ảnh, video,...) với mục đích chính là thu hút, thông báo, cung cấp thông tin hoặc giải trí cho một đối tượng mục tiêu cụ thể. Nội dung của họ tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ, cung cấp giá trị và xây dựng lòng tin với khán giả.

Công việc chủ yếu của Content Writer là nghiên cứu thông tin, lên ý tưởng để sản xuất nội dung đa nền tảng, đặc biệt là các kênh truyền thông như mạng xã hội, website, blog,... nhằm cung cấp thông tin hữu ích, mang lại giá trị cho người đọc. Content Writer không trực tiếp bán hàng, mà tạo nền tảng cho việc bán hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, thu hút sự quan tâm và tương tác đến từ khách hàng, từ đó tăng độ nhận diện và xây dựng uy tín cho thương hiệu.

2. Copywriter là gì?

Copywriter là người sản xuất nội dung với mục đích thuyết phục người đọc thực hiện một hành động cụ thể. Hành động này có thể là mua hàng, đăng ký dịch vụ, điền vào biểu mẫu, tham gia sự kiện hoặc bất kỳ hành động nào khác mà doanh nghiệp mong muốn.

Công việc chủ yếu của Copywriter là tạo ra những nội dung sáng tạo phục vụ cho các chiến dịch truyền thông nhằm xây dựng thương hiệu, quảng bá trực tiếp dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu đến gần hơn với khách hàng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số. Copywriter tập trung vào lợi ích của sản phẩm/dịch vụ và sử dụng ngôn ngữ mang tính thuyết phục, kêu gọi hành động. Mục tiêu cuối cùng của họ là tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate).

Bài copywriting - Sản phẩm của Copywriter

Bài copywriting - Sản phẩm của Copywriter

3. Phân biệt Content Writer và Copywriter

Hầu hết mọi người đều sẽ nhầm lẫn giữa hai khái niệm Content Writer và Copywriter khi chưa thực sự hiểu sâu về nó. Vậy để có thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai khái niệm này hãy cùng tìm hiểu qua bảng so sánh bên dưới đây:

Các tiêu chí
Content Writer
Copywriter
Mục đích cuối cùng
 
- Cung cấp thông tin hữu ích, mang lại tính giải trí và giáo dục cho người đọc. 
- Tạo sự tương tác, xây dựng sự tin tưởng với khách hàng.
-> Tăng nhận diện thương hiệu, đặt nền tảng cho việc bán hàng trong tương lai.
- Quảng bá trực tiếp dịch vụ và sản phẩm của thương hiệu.
- Thuyết phục người đọc hành động theo ý muốn người viết.
-> Tăng tỉ lệ chuyển đổi và nâng cao doanh số.
Nội dung sản xuất
Nội dung thường được tạo ra với mục đích Marketing. Mặc dù không đề cập trực tiếp đến sản phẩm nhưng thường sẽ có mối liên hệ mật thiết với sản phẩm và thương hiệu.
Nội dung được tạo ra với mục đích quảng cáo và Marketing, thu hút và thuyết phục người đọc rằng họ cần sản phẩm đó.
Kênh phân phối nội dung
Thường là website, blog, mạng xã hội, sách điện tử (eBook),...
Thông qua các kênh mạng xã hội, ấn phẩm, sản phẩm quảng cáo,...
Phong cách
Thường mang tính chất khách quan, tập trung vào giá trị thông tin, dễ hiểu, rõ ràng và logic.
Thường mang tính chất chủ quan, tập trung vào lợi ích của sản phẩm và dịch vụ, sử dụng ngôn ngữ gợi cảm xúc, hấp dẫn và dễ nhớ.

4. Doanh nghiệp cần Content Writer hay Copywriter?

4.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB/SME)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có nguồn lực và ngân sách hạn chế, vì vậy việc lựa chọn giữa Content Writer và Copywriter cần dựa trên mục tiêu Marketing và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

  • Ở giai đoạn đầu khi mới khởi nghiệp, thay vì dàn trải đầu tư, hãy tập trung vào Copywriter. Với khả năng viết lời quảng cáo thu hút, Copywriter sẽ giúp bạn tiếp cận đúng khách hàng, thu hút họ trên landing page, khiến họ dễ dàng chi tiền cho những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hãy xem Copywriter là công cụ giúp doanh nghiệp bứt phá doanh số trong giai đoạn đầu và dần xây dựng chiến lược Content Marketing khi có điều kiện.
  • Ở giai đoạn tăng trưởng, khi muốn thúc đẩy doanh số, SME cần cả Content Writer và Copywriter. Khi đó Content Writer tiếp tục duy trì hoạt động Content Marketing và thu hút khách hàng mới, trong khi Copywriter tập trung vào việc tạo nội dung quảng cáo, landing page,... hấp dẫn để thúc đẩy doanh số bán hàng.
  • Ở giai đoạn ổn định với mục tiêu là vừa giữ chân khách hàng hiện tại, vừa tiếp cận đối tượng mới. Việc lựa chọn Content Writer hay Copywriter phụ thuộc vào mục tiêu của từng chiến dịch Marketing cụ thể. Với mục tiêu duy trì lượng khách hàng hiện có, SME nên lựa chọn Content Writer để tăng niềm tin và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục mở rộng thị trường nên ưu tiên chọn Copywriter để tăng độ nhận diện thương hiệu và quảng bá sản phẩm mới.

4.2. Doanh nghiệp lớn (Enterprise)

Khác với các doanh nghiệp SMB, doanh nghiệp lớn thường có nguồn lực dồi dào hơn và hoạt động trên thị trường đa dạng, phức tạp hơn. Do đó, nhu cầu nguồn lực về Content Writer và Copywriter là cần thiết. Mỗi vị trí đảm nhiệm mảng nội dung riêng nhưng cần phối hợp chặt chẽ để tạo ra chiến lược Content Marketing tổng thể hiệu quả.

Đối với doanh nghiệp lớn, việc chọn giữa Content Writer và Copywriter sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của từng phòng ban như:

  • Phòng Marketing: Cần cả Content Writer và Copywriter cho các chiến dịch quảng cáo, xây dựng thương hiệu, thu hút khách hàng mới,...
  • Phòng Chăm sóc Khách hàng: Cần Content Writer tạo nội dung hỗ trợ, giải đáp thắc mắc, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có.
  • Phòng Nhân sự: Có thể cần Content Writer để xây dựng hình ảnh nhà tuyển dụng hấp dẫn, thu hút ứng viên tiềm năng.
  • Phòng Truyền thông: Cần cả Content Writer và Copywriter để tạo thông cáo báo chí, bài viết PR, quản lý khủng hoảng truyền thông,...

Về yêu cầu chuyên môn, Content Writer cho Enterprise cần có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động, khả năng phân tích thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng mục tiêu và sáng tạo nội dung chất lượng cao, phù hợp với từng nền tảng (website, blog, mạng xã hội...).

Bên cạnh đó, Copywriter cần kỹ năng viết quảng cáo thu hút, thuyết phục, am hiểu SEO/SEM, tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi ( Conversion Rate Optimization) và có kinh nghiệm làm việc với các chiến dịch marketing quy mô lớn.

Doanh nghiệp nên tập trung vào Content Writing hay Copywriting

Doanh nghiệp nên tập trung vào Content Writing hay Copywriting

Đối với lĩnh vực thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đội ngũ Content Writer và Copywriter chuyên nghiệp, phối hợp nhuần nhuyễn để thu hút khách hàng, tăng doanh số và xây dựng thương hiệu bền vững.

Khi ra mắt sản phẩm mới, Content Writer sẽ viết bài giới thiệu chi tiết, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng. Copywriter tạo nội dung quảng cáo, landing page hấp dẫn để thu hút người đọc. Khi có các chương trình khuyến mãi, Content Writer sẽ tạo những nội dung chuẩn bị trước sự kiện, giới thiệu ưu đãi còn Copywriter viết nội dung quảng cáo, email marketing, banner, slogan…

5. Lời khuyên cho người muốn theo đuổi nghề Content Writer và Copywriter

5.1. Trở thành Content Writer

Bạn muốn gắn bó lâu dài với Content Writing và trở thành một Content Writer, hãy trau dồi khả năng kể chuyện hấp dẫn, biến những thông tin khô khan thành bài viết lôi cuốn người đọc. Đừng quên nghiên cứu SEO để website, blog của bạn "on top” Google và đến gần hơn với người đọc.

Content Marketing là một cuộc chơi đường dài, vì vậy hãy kiên trì sáng tạo nội dung chất lượng và cập nhật xu hướng liên tục để thu hút độc giả trung thành. Khi bạn thử sức với nhiều loại content khác nhau từ blog, ebook đến infographic, bạn sẽ trau dồi được các kỹ năng một cách nhanh chóng, thuần thục và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp.

5.2. Trở thành Copywriter

Nếu bạn muốn trở thành một Copywriter, hãy biến bạn trở thành một người thấu hiểu "nỗi đau” và mong muốn của khách hàng để viết nên những bài quảng cáo giải quyết được những nỗi đau ấy.

Bên cạnh đó, việc nắm vững mô hình AIDA sẽ giúp bạn hiểu rõ hành trình của khách hàng và đưa khách hàng đến gần hơn với sản phẩm. Hãy tạo cảm giác cấp bách, khan hiếm để thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng ngay sau khi đọc đoạn quảng cáo.

Dù bạn chọn trở thành Content Writer hay Copywriter thì việc quan trọng là phải luyện tập mỗi ngày để nâng cao kỹ năng viết lách, sáng tạo nội dung. Xây dựng thương hiệu cá nhân chuyên nghiệp, thể hiện cá tính riêng và luôn học hỏi để thích nghi với sự thay đổi không ngừng của thị trường

Rèn luyện kỹ năng viết lách để nâng cao trình độ chuyên môn

Rèn luyện kỹ năng viết lách để nâng cao trình độ chuyên môn

Việc hiểu rõ bản thân, nhận diện điểm mạnh và đam mê của bản thân chính là chìa khóa để bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn giữa Content Writer và Copywriter. Cả hai đều là những vị trí quan trọng, góp phần tạo nên thành công cho các chiến dịch marketing. Dù bạn chọn con đường nào, hãy không ngừng trau dồi kỹ năng, nâng cao kiến thức và theo đuổi đam mê để gặt hái thành công trong lĩnh vực này.

Xem thêm: