Xây dựng mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất để đạt được thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào kể cả Marketing. Nếu bạn đang loay hoay tìm kiếm hướng đi hay đứng giữa quá nhiều thứ mà bản thân mong muốn mà chưa biết sắp xếp làm sao để đạt được, thì bài viết này sẽ trang bị cho bạn kỹ năng xây dựng mục tiêu hiệu quả, giúp bạn biến ước mơ thành hiện thực. Hãy cùng khám phá nhé!

1. Kỹ năng xây dựng mục tiêu là gì? 

Kỹ năng xây dựng mục tiêu là khả năng của một người trong việc nhận thức rõ ràng những gì bản thân muốn đạt được, sau đó lập kế hoạch chi tiết những việc cần làm để đạt được mục tiêu đó. Kỹ năng này còn bao gồm việc đánh giá khả năng của bản thân, dự đoán những khó khăn có thể gặp phải và tìm cách vượt qua chúng để đạt được mục tiêu cuối cùng.

2. Ý nghĩa và lợi ích của việc xây dựng mục tiêu

  • Tạo động lực và định hướng: Mục tiêu rõ ràng hoạt động như la bàn chỉ đường, giúp bạn xác định hướng đi đúng đắn và tập trung nỗ lực vào những việc thực sự quan trọng.
  • Nâng cao sự tập trung: Khi có mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ những phiền nhiễu, cám dỗ và tập trung vào những công việc cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
  • Cải thiện khả năng quản lý thời gian: Xây dựng mục tiêu hiệu quả đòi hỏi bạn phải biết cách lập kế hoạch, ưu tiên nhiệm vụ và quản lý thời gian một cách khoa học, từ đó nâng cao hiệu suất công việc.
  • Đánh giá và điều chỉnh: Mục tiêu cung cấp cơ sở để đánh giá tiến độ và hiệu quả công việc. Nếu cần, bạn có thể điều chỉnh kế hoạch hoặc phương pháp để đạt kết quả tốt hơn.
  • Tạo sự tự tin: Khi hoàn thành các mục tiêu sẽ cho bạn cảm giác bản thân giỏi lên tăng sự tự hào và tự tin về chính mình. 
  • Nâng cao hiệu xuất: Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ tối ưu được thời gian và cách thức để hoàn thành các công việc vì đã có kế hoạch trước đó. 
  • Cân bằng cuộc sống: Đặt mục tiêu không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống cá nhân giúp bạn đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, từ đó có cuộc sống hài hòa và hạnh phúc hơn.
  • Phát triển khả năng quản lý: Quá trình xây dựng và theo đuổi mục tiêu giúp cải thiện khả năng tự quản lý, giúp bạn trở nên kỷ luật và tự chủ hơn trong mọi hoạt động. 

Xây dựng mục tiêu giúp bạn định hướng công việc rõ ràng hơn

3. Tiêu chí để xác định mục tiêu đúng 

Mục tiêu đúng là mục tiêu có tính cụ thể, có thời gian, phù hợp, nằm trong khả năng mà bạn có thể thực hiện được. Ví dụ như bạn đặt mục tiêu tự do tài chính trong 5 năm tới và bạn đang có công việc, bạn có thể nỗ lực làm việc, có dự định thăng tiến trong công việc để đạt được mục tiêu, đây là mục tiêu đúng. 

Còn mục tiêu chưa đúng là những mong muốn lan man, không cụ thể, không đưa ra thời gian thực hiện, thiếu đi tính khả thi. Ví dụ như bạn muốn tự do tài chính nhưng hiện tại chưa có công việc, bạn mới ra trường và chưa biết bản thân mình thích làm gì, muốn đi làm ở đâu, đây là mục tiêu chưa đúng.

Tóm lại, để có mục tiêu đúng bạn cần đảm bảo tiêu chí dưới đây: 

  • Thấu hiểu bản thân: Phân tích SWOT [Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)], hoàng cảnh, điều kiện,... của chính mình. 
  • Cụ thể: Mục tiêu cần rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu. Tránh các mục tiêu mơ hồ hoặc quá rộng.
  • Đo lường được: Mục tiêu cần có các thước đo cụ thể để đánh giá tiến độ và kết quả. Sử dụng các chỉ số cụ thể để theo dõi sự tiến bộ.
  • Khả thi: Mục tiêu cần thực tế và có khả năng đạt được dựa trên khả năng và nguồn lực hiện có. Đảm bảo rằng mục tiêu không quá khó khăn hoặc không thể đạt được.
  • Phù hợp: Mục tiêu cần phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị của cá nhân hoặc tổ chức. Đảm bảo mục tiêu mang lại giá trị thực sự và đóng góp vào sự phát triển chung.
  • Có thời hạn: Mục tiêu cần có khung thời gian cụ thể để hoàn thành. Đặt ra các thời hạn cụ thể để tạo động lực và khẩn trương trong việc thực hiện. 

4. Các phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả

4.1. SMART

Mô hình SMART (Specific, Measurable, Achievable, Relevant, Time-bound) là một trong những phương pháp phổ biến nhất giúp bạn xây dựng mục tiêu cụ thể, đo lường được và khả thi. 

  • S - Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần rõ ràng, dễ hiểu, tránh mơ hồ, chung chung.
  • M - Measurable (Đo lường được): Phải có cách thức để theo dõi, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu.
  • A - Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần phù hợp với khả năng, nguồn lực hiện tại của bạn.
  • R - Relevant (Phù hợp): Mục tiêu cần phù hợp với giá trị cốt lõi, định hướng phát triển của bạn.
  • T - Time-bound (Thời hạn): Xác định rõ ràng thời gian hoàn thành mục tiêu.

Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu "giảm cân", hãy đặt mục tiêu SMART: "Giảm 2kg trong vòng 1 tháng bằng cách tập thể dục 3 buổi/tuần và ăn uống khoa học."

Mô hình xây dựng mục tiêu SMART

4.2. GROW

Mô hình GROW (Goal, Reality, Options, Will) tập trung vào việc khai phá tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển của bản thân.

  • G - Goal (Mục tiêu): Xác định rõ ràng mục tiêu bạn muốn đạt được.
  • R - Reality (Hiện thực): Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của bản thân và môi trường xung quanh.
  • O - Options (Giải pháp): Liệt kê các phương án, giải pháp khả thi để đạt được mục tiêu.
  • W - Will (Cam kết): Lập kế hoạch hành động cụ thể và cam kết thực hiện đến cùng.

Ví dụ: Áp dụng GROW cho mục tiêu "thăng chức lên vị trí trưởng phòng": Xác định điểm mạnh (kỹ năng giao tiếp tốt), điểm yếu (thiếu kinh nghiệm quản lý), cơ hội (công ty đang mở rộng hoạt động), thách thức (nhiều ứng viên cạnh tranh). Từ đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp: tham gia khóa học nâng cao kỹ năng quản lý, tích cực đóng góp ý tưởng cho công ty,...

Mô hình xây dựng mục tiêu GROW

4.3. 5W1H

Mô hình 5W1H (What, Why, Who, When, Where, How) giúp bạn phân tích mục tiêu một cách chi tiết, logic.

  • What (Cái gì?): Mục tiêu cụ thể là gì?
  • Why (Tại sao?): Tại sao bạn muốn đạt được mục tiêu này?
  • Who (Ai?): Ai sẽ tham gia hỗ trợ bạn? Ai sẽ là người thực hiện? 
  • When (Khi nào?): Thời gian hoàn thành mục tiêu?
  • Where (Ở đâu?): Địa điểm, môi trường thực hiện mục tiêu?
  • How (Như thế nào?): Phương pháp, cách thức để đạt được mục tiêu?

Ví dụ: Áp dụng 5W1H cho mục tiêu "học tiếng Anh": Học tiếng Anh giao tiếp (What), để đi du lịch nước ngoài (Why), tự học qua ứng dụng và trung tâm ngoại ngữ (How), trong vòng 6 tháng (When).

Mô hình xây dựng mục tiêu 5W1H

4.4. OKR

Quản trị mục tiêu OKR (Objectives and Key Results) là một phương pháp quản lý mục tiêu được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức và doanh nghiệp để định hình và theo dõi mục tiêu cũng như kết quả then chốt của họ. OKR giúp kết nối mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tổ chức, tạo ra sự liên kết và đồng nhất trong toàn bộ công ty.

  • Objectives (Mục tiêu): Xác định những gì bạn muốn đạt được trong kỳ hạn (thường là hàng quý hoặc hàng năm.
  • Key Results (Mục tiêu then chốt): Đặt ra các thước đo cụ thể để đánh giá liệu mục tiêu đã được đạt hay chưa.

Phương pháp này đã góp phần tạo nên sự thành công của các công ty lớn như Google, Intel và LinkedIn,... Nhưng ở Việt Nam hiện tại, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện phương pháp OKR đúng và hiệu quả, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn phát triển. Chính vì vậy, Media Lab với chuyên gia OKR - Hồ Đông Thụ, CEO & Founder Think Digital, Founder MyOKR có kinh nghiệm triển khai các dự án thành công nhờ OKR trong gần 10 năm đã đưa ra khóa đào tạo triển khai OKR 1:1, gặp riêng trực tiếp ông Hồ Đông Thụ không những là học về OKR mà còn được nghe những kinh nghiệm thành công từ doanh nghiệp của chuyên gia. 

Quản trị mục tiêu OKR

5. Cách xây dựng mục tiêu 

Dưới đây là 6 bước chi tiết giúp bạn xây dựng mục tiêu hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay trong cuộc sống:

5.1. Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi

Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong việc xây dựng mục tiêu. Bạn cần dành thời gian để khám phá bản thân, hiểu rõ điều gì thực sự quan trọng với mình, đâu là kim chỉ nam dẫn lối cho bạn trong cuộc sống.

Ví dụ: Gia đình, sự nghiệp, phát triển bản thân, đóng góp xã hội,...

5.2. Bước 2: Liệt kê những mong muốn

Hãy cho phép bản thân được tự do mơ mộng! Hãy viết ra tất cả những điều bạn muốn đạt được trong cuộc sống, bất kể lớn nhỏ hay xa vời. Đừng giới hạn bản thân ở bước này, hãy cứ để trí tưởng tượng bay xa.

Ví dụ: Mua nhà, du lịch vòng quanh thế giới, thăng tiến trong công việc, học thêm một ngôn ngữ mới,...

5.3. Bước 3: Lựa chọn mục tiêu phù hợp

Sau khi đã có một danh sách dài những mong muốn, bạn cần ưu tiên những mục tiêu phù hợp với giá trị cốt lõi, khả năng và nguồn lực hiện tại của bản thân.

Ví dụ: Lựa chọn mục tiêu mua nhà trong vòng 5 năm tới thay vì mục tiêu du lịch vòng quanh thế giới vì phù hợp hơn với điều kiện tài chính hiện tại.

5.4. Bước 4: Áp dụng mô hình SMART/GROW/5W1H/OKR

Để mục tiêu trở nên rõ ràng, cụ thể và dễ đo lường, bạn có thể áp dụng các mô hình như SMART, GROW, 5W1H hoặc OKR. Mỗi mô hình đều có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào mục tiêu và phong cách làm việc của bạn.

Ví dụ: Áp dụng mô hình SMART cho mục tiêu mua nhà. 

  • S (Specific - Cụ thể): Mua căn hộ chung cư 2 phòng ngủ tại khu vực X.
  • M (Measurable - Đo lường được): Tiết kiệm được 500 triệu đồng tiền vốn.
  • A (Achievable - Khả thi): Tìm hiểu thông tin về giá cả, lựa chọn dự án phù hợp với khả năng tài chính.
  • R (Relevant - Phù hợp): Phù hợp với nhu cầu an cư lạc nghiệp, tạo dựng tổ ấm.
  • T (Time-bound - Thời hạn): Hoàn thành mục tiêu mua nhà trong vòng 5 năm tới.

5.5. Bước 5: Lập kế hoạch hành động cụ thể

Mục tiêu dù lớn đến đâu cũng có thể chinh phục được nếu bạn biết cách chia nhỏ nó thành các công việc nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.

  • Chia nhỏ mục tiêu: Chia mục tiêu lớn thành các công việc/giai đoạn nhỏ hơn.
  • Xác định thời gian: Đặt ra thời hạn hoàn thành cho từng công việc/giai đoạn.
  • Liệt kê nguồn lực: Xác định những nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu: Tài chính, thời gian, kiến thức, kỹ năng, sự hỗ trợ từ người khác,...

Ví dụ: 

  • Năm 1-2: Tăng thu nhập thêm 10 triệu/tháng, tiết kiệm ít nhất 15 triệu/tháng.
  • Năm 3-4: Nghiên cứu thị trường bất động sản, tìm hiểu thông tin về các dự án phù hợp.
  • Năm 5: Hoàn tất thủ tục mua bán căn hộ.

5.6. Bước 6: Theo dõi, đánh giá và điều chỉnh

Việc theo dõi tiến độ và điều chỉnh kế hoạch là vô cùng cần thiết để đảm bảo bạn luôn đi đúng hướng và đạt được mục tiêu đề ra.

  • Đánh giá định kỳ: Đánh giá tiến độ thực hiện theo định kỳ (hàng tuần, hàng tháng) để nắm bắt tình hình và có những điều chỉnh kịp thời.
  • Ghi nhận khó khăn: Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc gặp phải để tìm cách tháo gỡ hoặc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
  • Linh hoạt điều chỉnh: Không có kế hoạch nào là hoàn hảo, bạn cần linh hoạt điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế và những thay đổi trong cuộc sống.

6 bước xây dựng mục tiêu cụ thể

Bằng cách áp dụng các phương pháp xây dựng mục tiêu SMART, GROW và 5W1H, OKR bạn có thể xây dựng cho mình những mục tiêu rõ ràng, khả thi và phù hợp với bản thân. Những phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả những việc trong cuộc sống của bạn, có thể áp dụng cho dự án, cho dự định, kế hoạch,... Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bạn và bắt đầu hành trình chinh phục mục tiêu của mình ngay hôm nay!

Xem thêm: