Sport Marketing là việc sử dụng thể thao làm công cụ để quảng bá thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về Sport Marketing, bao gồm định nghĩa, vai trò, các hình thức phổ biến, lợi ích, thách thức cũng như xu hướng và ví dụ thực tế. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về tiềm năng của Sport Marketing và cách áp dụng nó để đạt được mục tiêu kinh doanh.

1. Sport Marketing là gì?

Sport Marketing (Tiếp thị thể thao), hay còn gọi là quảng cáo thể thao là một lĩnh vực tiếp thị đặc thù, bao gồm các hoạt động quảng cáo, truyền thông, và xây dựng thương hiệu dựa trên nền tảng thể thao. Đây không chỉ là việc quảng bá các sản phẩm, dịch vụ hay sự kiện liên quan đến thể thao, mà còn là một chiến lược toàn diện nhằm tăng cường uy tín thương hiệu và kết nối chặt chẽ với người hâm mộ, khách hàng tiềm năng.

2. Vai trò và mục tiêu của Sport Marketing

Sport Marketing không chỉ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp mà còn là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của nền thể thao. Những mục tiêu mà Sport Marketing hướng tới mang lại giá trị lâu dài cho cả ngành thể thao và các doanh nghiệp tham gia.

2.1. Đối với doanh nghiệp

  • Khẳng định thương hiệu: Thể thao là nền tảng kết nối với hàng triệu người hâm mộ, giúp doanh nghiệp khắc sâu hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
  • Tăng cường tương tác: Giá trị tích cực của thể thao (đoàn kết, đam mê, chiến thắng) giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp thương hiệu, tạo lòng trung thành và thiện cảm.
  • Thúc đẩy doanh thu: Kết nối với cộng đồng thể thao giúp doanh nghiệp tăng khả năng bán hàng, từ tài trợ sự kiện đến ra mắt sản phẩm giới hạn.
  • Xây dựng uy tín: Sự hiện diện của thương hiệu tại các sự kiện thể thao lớn khẳng định vị thế và cam kết với cộng đồng, đặc biệt là khi đồng hành với các chiến dịch xã hội hoặc bền vững.

2.2. Đối với nền thể thao

  • Tài chính bền vững: Mang lại nguồn thu lớn từ doanh nghiệp, giúp thể thao giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước và phát triển cơ sở hạ tầng, giải đấu chuyên nghiệp, hỗ trợ vận động viên.
  • Giảm gánh nặng ngân sách: Thu hút nguồn lực từ doanh nghiệp, giúp chính phủ tập trung vào các lĩnh vực khác, đảm bảo sự phát triển của ngành thể thao.
  • Chuyên nghiệp hóa: Yêu cầu chuẩn mực cao hơn trong tổ chức sự kiện, quản lý hình ảnh và đào tạo vận động viên, thúc đẩy phát triển toàn diện của nền thể thao.
  • Cộng đồng thể thao mạnh mẽ: Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nâng cao sức khỏe, gắn kết xã hội và phát triển tài năng thể thao trẻ.

Các vận động viên đại diện quảng cáo có nhãn hàng

3. Tầm quan trọng và giá trị kinh tế của Sport Marketing

Theo The Business Research Company, ngành công nghiệp thể thao toàn cầu dự kiến đạt giá trị 623 tỷ USD vào năm 2027, cho thấy tiềm năng phát triển vượt bậc. Một số quốc gia như Thái Lan và Hàn Quốc đã triển khai Sport Marketing thành công, với nguồn vốn xã hội hóa vượt trội so với đầu tư công.

Ví dụ:

  • Năm 2019, các doanh nghiệp Thái Lan đóng góp 223,4 triệu USD cho ngành thể thao, vượt qua mức đầu tư từ chính phủ.
  • Ở Hàn Quốc, nguồn vốn xã hội hóa từ năm 2017 đã gấp 9 lần ngân sách nhà nước dành cho thể thao.

4. Các hình thức Sport Marketing phổ biến

4.1. Traditional Marketing (Tiếp thị truyền thống)

  • Quảng cáo trên sân vận động:
    • Banner và bảng quảng cáo: Xuất hiện tại các vị trí nổi bật như khán đài, đường pitch hoặc khu vực thi đấu. Ví dụ: Các thương hiệu như Coca-Cola, Adidas thường xuyên sử dụng hình thức này tại các sự kiện lớn như World Cup hay Thế vận hội.
    • TVC (Quảng cáo truyền hình tại sân): Phát sóng quảng cáo trên màn hình lớn trong sân vận động, kết hợp chiếu video giới thiệu thương hiệu.
  • Quảng cáo trên truyền hình:
    • Tài trợ chương trình thể thao: Các chương trình phát sóng trực tiếp hoặc talk show về thể thao thường được doanh nghiệp tài trợ để đưa thương hiệu đến gần hơn với khán giả. Ví dụ: Hãng bia Budweiser là nhà tài trợ quen thuộc của Super Bowl với các chiến dịch quảng cáo đặc sắc.
    • Quảng cáo during breaks: Các đoạn quảng cáo ngắn trong thời gian nghỉ giữa hiệp hoặc trước và sau trận đấu. Đây là thời điểm thu hút lượng lớn người xem.
  • Tài trợ (Sponsorship):
    • Tài trợ đội bóng hoặc cá nhân: Doanh nghiệp tài trợ áo đấu, chi phí thi đấu hoặc quảng bá hình ảnh vận động viên (VĐV). Ví dụ: Nike tài trợ cho Cristiano Ronaldo với các chiến dịch gắn liền hình ảnh cá nhân anh và thương hiệu.
    • Tài trợ giải đấu: Các giải đấu lớn như Champions League, Wimbledon thu hút nhiều nhà tài trợ lớn như Heineken, Rolex.
    • Cung cấp sản phẩm: Thương hiệu cung cấp thiết bị, đồ dùng, hoặc các sản phẩm độc quyền cho sự kiện hoặc đội thể thao.

Quảng cáo trong thể thao theo kiểu truyền thống

4.2. Digital Marketing (Tiếp thị số)

  • Social Media Marketing:
    • Quảng cáo trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, YouTube,...: Tận dụng các nền tảng có lượng người dùng lớn để thực hiện chiến dịch quảng bá, livestream hoặc quảng cáo ngắn. Ví dụ: Chiến dịch “Nothing Beats a Londoner” của Nike trên Instagram thu hút hàng triệu lượt tương tác.
    • Tạo hashtag: Khuyến khích người dùng tham gia các chiến dịch bằng cách sử dụng hashtag để tăng tương tác và lan tỏa nội dung.
  • Content Marketing: Sản xuất nội dung hấp dẫn như video highlight trận đấu, câu chuyện truyền cảm hứng của VĐV hoặc các thử thách thể thao để thu hút sự chú ý.
  • Influencer Marketing: Hợp tác với các vận động viên hoặc người nổi tiếng, sử dụng sức ảnh hưởng của KOLs trong lĩnh vực thể thao để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Email Marketing, SEO, SEM:
    • Gửi thông tin khuyến mãi, sự kiện thể thao qua email đến khách hàng tiềm năng.
    • Sử dụng SEO và quảng cáo Google Ads để tăng lượng truy cập trang web sự kiện hoặc sản phẩm.

Xem thêm: Danh sách 13+ KOL Thể thao, Vận động viên thể thao Việt Nam

Chiến dịch quảng cáo trong thể thao trên nền tảng số của Nike

4.3. Kết hợp Online và Offline

  • Tổ chức sự kiện: Tổ chức ngày hội thể thao, giao lưu với VĐV hoặc trận đấu giao hữu để thu hút người hâm mộ. Ví dụ: Red Bull tổ chức các sự kiện thể thao mạo hiểm như “Red Bull Rampage” để quảng bá thương hiệu.
  • Xây dựng cộng đồng người hâm mộ: Fanclub và hoạt động tương tác, các chương trình dành riêng cho người hâm mộ, từ việc tặng vé xem trận đấu đến tổ chức offline meet-up.

4.4. Personal Branding cho VĐV

  • Phát triển hình ảnh cá nhân: Các vận động viên đầu tư vào xây dựng thương hiệu cá nhân qua mạng xã hội, nội dung truyền cảm hứng hoặc xuất hiện trong các chiến dịch quảng bá. Ví dụ: LeBron James không chỉ là một cầu thủ mà còn là biểu tượng của thương hiệu Nike và Pepsi.
  • Hợp tác với thương hiệu: VĐV làm đại diện thương hiệu, ra mắt sản phẩm riêng hoặc tham gia các chiến dịch truyền thông. Ví dụ: Roger Federer hợp tác với Rolex để quảng bá các sản phẩm đồng hồ cao cấp.

Thủ môn Bùi Tiến Dũng quảng cáo cho Shopee

5.  Xu hướng Sport Marketing bạn nên biết

 5.1. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)

AI đang trở thành công cụ không thể thiếu trong sport marketing vì khả năng cá nhân hóa và tự động hóa các chiến dịch. Một ứng dụng nổi bật là chatbot, đóng vai trò như một “trợ lý ảo” cho các câu lạc bộ thể thao, giúp giao tiếp với hàng triệu người hâm mộ trên nhiều nền tảng.

  • Ví dụ thực tế: Arsenal FC hợp tác với GameOn phát triển chatbot "Robot Pires". Chatbot này giao tiếp với người hâm mộ qua Facebook Messenger, Telegram, Slack,... để cung cấp tin tức, thống kê và video độc quyền.
  • Lợi ích: Tăng tương tác với fan, tiết kiệm chi phí nhân sự và cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác theo nhu cầu người dùng.
  • Tiềm năng: Ngoài chatbot, AI còn được ứng dụng trong phân tích dữ liệu lớn để tối ưu hóa chiến lược tiếp thị. Ví dụ: AI dự đoán hành vi của người hâm mộ để gợi ý sản phẩm phù hợp hoặc tối ưu lịch quảng cáo trong các trận đấu.

5.2. Ứng dụng công nghệ VR, AR và MR

Công nghệ VR (thực tế ảo), AR (thực tế tăng cường), và MR (thực tế hỗn hợp) giúp tạo ra trải nghiệm tương tác sống động trong thể thao.

  • Ứng dụng chính:
    • Mua sắm trực tuyến: AR cho phép khách hàng "thử" quần áo hoặc giày dép thể thao hay các vật phẩm có liên quan trực tiếp bằng công nghệ mô phỏng.
    • Huấn luyện vận động viên: VR giúp mô phỏng các tình huống thi đấu thực tế, cải thiện phản xạ và chiến thuật.
    • Game và giải trí: Tạo ra các trò chơi thể thao tương tác hoặc giải trí nhập vai ứng dụng cho Esports (Thể thao điện tử).
  • Ví dụ thực tế:
    • Ngôi sao quần vợt Alexander Zverev đã sử dụng kính VR để luyện tập các bài tập phức tạp nhằm tối ưu hiệu suất.
    • Nike sử dụng AR để giúp khách hàng "thử giày" trên nền tảng bán hàng trực tuyến.
  • Lợi ích: Giảm tỷ lệ đổi trả sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng, đồng thời giúp vận động viên tập luyện hiệu quả hơn.

5.3. Marketing thể thao thông qua thiết bị đeo

Thiết bị đeo (wearables) như đồng hồ thông minh, vòng tay theo dõi sức khỏe đang trở thành công cụ mạnh mẽ trong sport marketing.

  • Ứng dụng chính:
    • Thu thập dữ liệu: Thiết bị đeo thu thập thông tin như nhịp tim, số bước chân để phân tích hành vi người dùng, từ đó thiết kế các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa.
    • Tương tác với fan: Tổ chức sự kiện hoặc cuộc thi qua thiết bị đeo để kết nối vận động viên và người hâm mộ.
    • Quảng bá sản phẩm: Hợp tác với các vận động viên nổi tiếng để quảng bá thiết bị đeo như một phần trong chiến dịch.
  • Ví dụ thực tế:
    • Fitbit kết hợp với các câu lạc bộ thể thao để khuyến khích người hâm mộ theo dõi sức khỏe thông qua các thử thách hoạt động thể chất.
    • Garmin tài trợ các sự kiện thể thao như chạy marathon, cho phép người tham gia theo dõi hiệu suất qua thiết bị đeo của hãng.
  • Lợi ích: Xây dựng kết nối gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng, mở rộng thị trường và tăng doanh thu từ các sản phẩm phụ trợ.

Ứng dụng công nghệ VR, AR và MR vào quảng cáo

5.4. Esport - Xu hướng đang lên

Esport (thể thao điện tử) không chỉ là ngành công nghiệp giải trí mà còn là nền tảng tiềm năng để sport marketing phát triển. Với lượng fan toàn cầu dự kiến đạt 500 triệu vào năm 2024, Esport là cầu nối giữa thể thao truyền thống và thế giới số.

  • Ứng dụng chính:
    • Tài trợ và quảng cáo: Các thương hiệu tài trợ cho đội chơi, giải đấu, hoặc quảng cáo trực tiếp trên nền tảng stream.
    • Cộng tác với game thủ: Sử dụng những game thủ nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu.
    • Quảng bá sản phẩm: Phát hành sản phẩm hoặc dịch vụ hướng đến cộng đồng Esport (ghế chơi game, màn hình, tai nghe).
  • Ví dụ thực tế:
    • Nike tài trợ trang phục thi đấu cho đội Esport Trung Quốc IG (Invictus Gaming).
    • Red Bull tổ chức các giải đấu Esport và quảng bá đồ uống năng lượng qua các kênh stream.
  • Lợi ích: Tiếp cận thế hệ trẻ, đặc biệt là Gen Z và Millennial (Gen Y), Gen Alpha, những người gắn bó với công nghệ và Esport.

5.5. Sử dụng yếu tố phát triển bền vững

Khách hàng ngày càng quan tâm đến các thương hiệu thể hiện trách nhiệm với môi trường và xã hội. Việc lồng ghép yếu tố bền vững vào sport marketing giúp thương hiệu tạo thiện cảm và nâng cao giá trị sản phẩm.

  • Ứng dụng chính:
    • Sản phẩm thân thiện môi trường: Sử dụng nguyên liệu tái chế hoặc sản xuất bền vững (giày làm từ nhựa tái chế, trang phục từ sợi hữu cơ).
    • Sự kiện bảo vệ môi trường: Tổ chức giải chạy kèm hoạt động thu gom rác, gây quỹ bảo vệ môi trường.
  • Ví dụ thực tế:
    • Adidas phát triển dòng sản phẩm giày làm từ nhựa tái chế từ biển, mang thông điệp bảo vệ đại dương.
    • Các giải đấu như "Marathon Xanh" kết hợp chạy bộ và trồng cây gây quỹ.
  • Lợi ích: Xây dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm, thu hút khách hàng có ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng quan tâm đến tính bền vững.

Giày làm từ rác thảo nhựa của Adidas

6. Sport Marketing tại Việt Nam

Sport Marketing tại Việt Nam đang chứng minh là một lĩnh vực đầy tiềm năng với mức độ quan tâm ngày càng tăng từ công chúng. Tuy nhiên, để thành công, các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng những cơ hội và thách thức của thị trường này.

6.1. Cơ hội của Sport Marketing tại Việt Nam

Người Việt nổi tiếng với tinh thần yêu thể thao, đặc biệt là bóng đá. Ngoài ra, các môn như bóng chuyền, cầu lông, điền kinh và Esports cũng đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ. Điều này tạo ra một tệp khách hàng lớn và tiềm năng để doanh nghiệp tiếp cận thông qua các chiến dịch tiếp thị thể thao.

Bằng chứng là trong năm 2022, đội tuyển U23 Việt Nam đã thu hút lượng lớn sự quan tâm và tương tác từ người hâm mộ trong nước qua các trận đấu quan trọng, đặc biệt tại giải U23 Đông Nam Á và SEA Games 31. Hay tại World Cup 2023, đội tuyển bóng đá nữ đã tạo nên làn sóng thảo luận lớn với 16 triệu lượt đề cập và 1,83 triệu tương tác trong 3 tháng. Cùng với đó là càng nhiều các cá nhân Vận động viên có lượng người theo dõi và yêu thích khủng trên mạng xã hội, có thể kể đến như Nguyễn Thị Ánh Viên, Châu Tuyết Vân, Nguyễn Quang Hải,...

Ngoài ra, việc thương mại hóa thể thao đang mở ra nhiều cơ hội cho thương hiệu tại Việt Nam. Chẳng hạn, Acecook ghi nhận tìm kiếm tăng 100% trên Google nhờ đồng hành cùng đội tuyển bóng đá nữ. Sự phát triển của mạng xã hội như TikTok, YouTube cùng công nghệ AR/VR và blockchain (NFT) giúp các chiến dịch tiếp thị sáng tạo, hiệu quả hơn. Đồng thời, thể thao Việt Nam ngày càng chuyên nghiệp hóa với các sự kiện bài bản và nguồn lực xã hội hóa từ doanh nghiệp, tạo đà phát triển bền vững.

6.2. Thách thức của Sport Marketing tại Việt Nam

Sport Marketing tại Việt Nam gặp một số thách thức lớn. Cơ sở hạ tầng thể thao chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, gây khó khăn trong việc tổ chức sự kiện lớn và thu hút tài trợ. Công tác tổ chức cũng chưa chuyên nghiệp, ảnh hưởng đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Sự quan tâm đến các môn thể thao còn không đồng đều, với bóng đá nam chiếm ưu thế, còn bóng đá nữ và bóng chuyền nữ phụ thuộc vào các sự kiện lớn để thu hút người hâm mộ. 

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt, yêu cầu các doanh nghiệp phải đầu tư chiến lược sáng tạo dài hạn. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức được lợi ích lâu dài của Sport Marketing, chỉ tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn. Thể thao Việt Nam cũng thiếu các ngôi sao có ảnh hưởng lớn và ổn định vì họ cũng chỉ mới quan tâm đến việc truyền thông trong thời gian gần đây và còn nhiều gương mặt KOL Thể thao tiềm năng chưa có đội ngũ, ekip phục vụ cho việc xây dựng nội dung, hình ảnh trên các nền tảng số.

Tiếp thị trong Thể thao Việt Nam

Sport Marketing là một lĩnh vực tiềm năng với nhiều cơ hội nhưng cũng còn nhiều thách thức cho cả doanh nghiệp và nền thể thao. Tuy nhiên, để thành công, cần có chiến lược bài bản, am hiểu thị trường và khả năng thích ứng với xu hướng mới. Việc đầu tư vào Sport Marketing không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần phát triển nền thể thao bền vững.

Xem thêm: