Ngành F&B Việt Nam đang bùng nổ với sự tham gia của hàng loạt công ty uy tín, mang đến sản phẩm và dịch vụ chất lượng, đa dạng. Bài viết này sẽ giới thiệu top 10 công ty F&B uy tín tại Việt Nam, cung cấp bức tranh tổng quan về thị trường và xu hướng phát triển, hỗ trợ nhà đầu tư và người tiêu dùng đưa ra lựa chọn phù hợp.

1. Tổng quan về thị trường F&B Việt Nam

1.1. F&B là gì?

F&B là viết tắt của cụm từ Food and Beverage (có nghĩa là thực phẩm và đồ uống). Đây là loại hình dịch vụ ẩm thực trong các nhà hàng, khách sạn, khu du lich và quầy ăn uống. 

Ngành F&B bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị, chế biến và phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng tại các địa điểm khác nhau như nhà hàng, khách sạn, quán bar, quán cà phê, canteen, dịch vụ cung cấp thực phẩm,... 

F&B là một ngành hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu ăn uống cơ bản của con người và đóng góp quan trọng vào nền kinh tế.

1.2. Tầm quan trọng của ngành F&B

Ngành F&B không chỉ đơn thuần là cung cấp nhu cầu ăn uống thiết yếu mà còn đóng vai trò then chốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mọi quốc gia.

  • Nền tảng cho cuộc sống: Ngành F&B cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự sống, phát triển và duy trì sức khỏe con người. Sự đa dạng về sản phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
  • Động lực cho nền kinh tế: Ngành F&B là ngành sử dụng nhiều lao động, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người. Doanh thu và lợi nhuận của ngành đóng góp đáng kể vào GDP, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy xuất khẩu, mang lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
  • Nâng tầm chất lượng cuộc sống: F&B không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống cơ bản mà còn mang đến cho người tiêu dùng nhiều lựa chọn đa dạng, từ thực phẩm thiết yếu đến các món ăn cao cấp và trải nghiệm ẩm thực độc đáo. Sự phát triển của ngành góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, không gian ẩm thực và thúc đẩy ngành du lịch.

Ngành F&B là ngành hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu ăn uống cơ bản của con người

Ngành F&B là ngành hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu ăn uống cơ bản của con người

1.3. Xu hướng thị trường F&B tại Việt Nam hiện nay

Thị trường F&B Việt Nam đang sôi động hơn bao giờ hết. Làn sóng "healthy" lên ngôi, khiến các sản phẩm tươi sạch, organic, đồ ăn "healthy" trở thành lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Song song đó, công nghệ đang thống trị ngành F&B, từ việc quản lý đến trải nghiệm khách hàng. Đặt món online, thanh toán bằng ví điện tử trở nên phổ biến, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số nhanh chóng.

Nhu cầu "on-demand" và trải nghiệm cá nhân hóa cũng là những xu hướng nổi bật. Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến và mô hình "cloud kitchen" phát triển mạnh mẽ. Khách hàng không chỉ tìm kiếm thực phẩm ngon mà còn mong muốn trải nghiệm ẩm thực độc đáo và ấn tượng với không gian đẹp, dịch vụ chuyên nghiệp. Thị trường F&B Việt Nam đầy tiềm năng nhưng cũng đầy thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và thích ứng để thành công.

2. Phân loại các công ty F&B theo mô hình kinh doanh

Thị trường F&B sôi động với sự góp mặt của đa dạng mô hình kinh doanh, tạo nên một bức tranh phong phú và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dưới đây là phân loại các công ty F&B theo mô hình kinh doanh phổ biến:

2.1. Chuỗi nhà hàng

Sở hữu nhiều thương hiệu và hàng loạt cửa hàng trải dài khắp cả nước, tập trung vào việc mang đến trải nghiệm ẩm thực đồng bộ với chất lượng ổn định và dịch vụ chuyên nghiệp.

  • Ưu điểm: Chuỗi nhà hàng thu hút khách hàng bởi chất lượng món ăn, thực đơn đa dạng với nhiều lựa chọn, không gian chuyên nghiệp và dịch vụ chuẩn hóa. Bên cạnh đó các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cũng là điểm cộng lớn.
  • Nhược điểm: Đầu tư ban đầu lớn, chi phí vận hành cao, khó khăn trong việc quản lý chất lượng đồng bộ tại tất cả các chi nhánh.

2.2. Quán cà phê

Đa dạng về mô hình và phong cách, đáp ứng nhu cầu và sở thích khác nhau của khách hàng.

  • Ưu điểm: Dễ dàng thích ứng với xu hướng thị trường, đầu tư ban đầu thấp hơn so với chuỗi nhà hàng, tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng.
  • Nhược điểm: Cạnh tranh gay gắt, khó khăn trong việc xây dựng thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng.

2.3. Công ty sản xuất thực phẩm

Sản xuất và phân phối các loại thực phẩm đóng gói, thực phẩm tiện lợi, gia vị,... đến người tiêu dùng.

  • Ưu điểm: Tiềm năng thị trường rộng lớn, quy mô sản xuất lớn, khả năng xuất khẩu cao.
  • Nhược điểm: Cạnh tranh gay gắt, chi phí nguyên liệu biến động, áp lực về an toàn vệ sinh thực phẩm.

2.4. Công ty công nghệ F&B

Cung cấp các giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp F&B, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, quản lý và cải thiện trải nghiệm khách hàng.

  • Ưu điểm: Tăng hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp F&B, cải thiện trải nghiệm khách hàng, tiềm năng phát triển lớn.
  • Nhược điểm: Đòi hỏi đầu tư công nghệ cao, khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi của thị trường và công nghệ.

3. 10 công ty F&B nổi bật tại Việt Nam

Danh sách top 10 công ty F&B nổi bật tại Việt Nam dưới đây (thứ tự ngẫu nhiên) thể hiện đánh giá một cách toàn diện và khách quan dựa trên các tiêu chí về:

  • Độ nhận diện thương hiệu
  • Quy mô
  • Đóng góp cho nền kinh tế

3.1. Golden Gate Group

Là một trong những tập đoàn F&B lớn nhất Việt Nam, Golden Gate Group ghi dấu ấn với hệ thống nhà hàng đa dạng, phục vụ nhiều phân khúc khách hàng khác nhau với hơn 20 thương hiệu (Ashima, Kichi Kichi, Gogi House, Manwah,...), gần 400 nhà hàng trên 40 tỉnh thành, phục vụ hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm.

Điểm mạnh:

  • Hệ thống chuỗi cung ứng mạnh mẽ, kiểm soát chất lượng đầu vào.
  • Đa dạng thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng.
  • Năng lực marketing và xây dựng thương hiệu hiệu quả.
  • Chương trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Hệ thống nhà hàng của Golden Gate Group

Hệ thống nhà hàng của Golden Gate Group

3.2. Goldsun Food

Goldsun Food tập trung vào phân khúc khách hàng trung cấp, mang đến những trải nghiệm ẩm thực đậm chất Việt với quy mô hơn 10 thương hiệu (King BBQ, Hotpot story, ThaiExpress, Seoul Garden,...), gần 100 nhà hàng tại các thành phố lớn.

Điểm mạnh:

  • Món ăn ngon, hợp khẩu vị người Việt.
  • Không gian nhà hàng thoáng mát, thiết kế đẹp.
  • Dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả phải chăng.
  • Chú trọng đào tạo và phát triển nhân viên.

Hệ thống nhà hàng của Goldsun Food

Hệ thống nhà hàng của Goldsun Food

3.3. QRS Việt Nam

QSR Việt Nam là đơn vị nhượng quyền và vận hành chuỗi nhà hàng danh tiếng, được biết đến với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng như Dairy Queen, Swensen's, The Pizza Company, AKA House, Chang, The Coffee Club.

Điểm mạnh:

  • Thương hiệu quốc tế mạnh, được người tiêu dùng yêu thích.
  • Hệ thống chuẩn hóa toàn cầu, đảm bảo chất lượng và dịch vụ.
  • Năng lực marketing và quảng bá rộng khắp.

Chuỗi nhà hàng nổi bật của tập đoàn F&B QRS

Chuỗi nhà hàng nổi bật của QRS

3.4. IPPG - Tập đoàn Liên Thái Bình Dương

IPPG không chỉ nổi tiếng với thời trang và bán lẻ, còn là một "ông lớn" trong ngành F&B Việt Nam. Tập đoàn mang đến những hương vị quốc tế độc đáo, xây dựng hệ sinh thái ẩm thực đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các thương hiệu nổi tiếng của IPPG bao gồm Burger King, Gà rán Popeyes, Thai Village, Domino's Pizza,...

Điểm mạnh: 

  • Uy tín và kinh nghiệm
  • Hệ thống phân phối rộng khắp
  • Năng lực marketing mạnh mẽ
  • Am hiểu thị hiếu người tiêu dùng.

Các thương hiệu nổi tiếng của IPPG

Các thương hiệu nổi tiếng của IPPG

3.5. Highlands Coffee

Highlands Coffee đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người Việt. Với hơn 20 năm phát triển, Highlands Coffee luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những ly cà phê ngon, giá cả hợp lý trong không gian thoải mái, gần gũi.

  • Phong cách: Highlands Coffee hướng đến phong cách hiện đại, trẻ trung, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Không gian quán rộng rãi, thoáng mát, thích hợp cho cả việc họp mặt bạn bè, làm việc hay thư giãn.
  • Điểm đặc biệt: Hương vị cà phê đậm đà, quen thuộc của Highlands Coffee đã trở thành "thương hiệu" riêng trong lòng người tiêu dùng Việt. Quán còn có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, thu hút lượng lớn khách hàng.

Highlands Coffee phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

Highlands Coffee phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng

3.6. Starbucks

Starbucks là chuỗi cà phê lớn hàng đầu thế giới nổi tiếng với phong cách hiện đại, sang trọng và hương vị cà phê đặc trưng. Starbucks mang đến cho khách hàng Việt trải nghiệm cà phê đúng chuẩn quốc tế trong không gian thoải mái và chuyên nghiệp.

  • Phong cách: Starbucks hướng đến phong cách hiện đại, sang trọng, tạo cảm giác thoải mái và thư giãn cho khách hàng. Không gian quán được thiết kế tinh tế, có WiFi miễn phí và ổ cắm điện thuận tiện cho việc làm việc hoặc học tập.
  • Điểm đặc biệt: Starbucks mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng với việc cho phép tùy chỉnh đồ uống theo sở thích. Quán cũng thường xuyên ra mắt các món mới theo mùa và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.

Starbucks là chuỗi cà phê lớn nhất thế giới

Starbucks là chuỗi cà phê lớn nhất thế giới

3.7. Trung Nguyên Legend

Trung Nguyên Legend là thương hiệu cà phê nội địa nổi tiếng, gắn liền với hình ảnh "cà phê sáng tạo". Trung Nguyên Legend mang đến hương vị cà phê đậm đà, đặc trưng của Việt Nam, kết hợp với không gian truyền thống và triết lý kinh doanh độc đáo.

  • Phong cách: Trung Nguyên Legend hướng đến phong cách truyền thống, gần gũi với văn hóa Việt. Không gian quán thường được trang trí theo phong cách cổ điển, ấm cúng, tạo cảm giác thân thuộc cho khách hàng.
  • Điểm đặc biệt: Trung Nguyên Legend tập trung vào việc truyền bá văn hóa cà phê Việt Nam thông qua các sản phẩm và không gian quán đặc trưng. Thương hiệu còn nổi tiếng với triết lý kinh doanh "sáng tạo không ngừng", thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới.

Trung Nguyên Legend hướng đến phong cách truyền thống

Trung Nguyên Legend hướng đến phong cách truyền thống

3.8. Vinamilk

Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam với lịch sử hơn 45 năm phát triển. Vinamilk không chỉ được biết đến với các sản phẩm sữa chất lượng cao, mà còn đa dạng hóa danh mục sản phẩm, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi.

  • Sản phẩm: Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, kem, phô mai,... Vinamilk cũng mở rộng sang các lĩnh vực khác như nước ép, nước tăng lực, trà sữa,...
  • Độ uy tín: Vinamilk luôn được người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn bởi chất lượng sản phẩm đảm bảo, nguồn nguyên liệu sạch và quy trình sản xuất hiện đại. Vinamilk cũng được đánh giá cao về trách nhiệm xã hội và các hoạt động cộng đồng.

Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa tươi

Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm sữa tươi

3.9. Masan Consumer

Masan Consumer là một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam, nổi tiếng với các thương hiệu thực phẩm tiện lợi và gia vị quen thuộc trong mọi gia đình Việt.

  • Sản phẩm: Masan Consumer sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng, bao gồm mì ăn liền (Omachi, Kokomi), nước tương (Chin-su), nước mắm (Nam Ngư), gia vị (mì chính Vị Hương), cà phê (Vinacafe Biên Hòa),...
  • Độ uy tín: Masan Consumer được người tiêu dùng tin tưởng bởi chất lượng sản phẩm ổn định, giá cả phù hợp và hệ thống phân phối rộng khắp. Công ty cũng được đánh giá cao về khả năng thích ứng với xu hướng thị trường và đổi mới sản phẩm.

Một số sản phẩm nổi bật của Masan Consume

Một số sản phẩm nổi bật của Masan Consume

3.10. Sabeco

Sabeco là công ty sản xuất bia lớn nhất Việt Nam với lịch sử hơn 140 năm. Sabeco sở hữu những thương hiệu bia nổi tiếng, gắn liền với văn hóa và lối sống của người Việt.

  • Sản phẩm: Sabeco nổi tiếng với các thương hiệu bia như Bia Sài Gòn, Bia 333, Bia Sài Gòn Special, Bia Sài Gòn Lager,...
  • Độ uy tín: Sabeco được người tiêu dùng tin tưởng bởi chất lượng bia ổn định, hương vị quen thuộc và giá cả phù hợp. Thương hiệu Bia Sài Gòn cũng được xem là niềm tự hào của Việt Nam trên trường quốc tế.

Bia Sài Gòn là một sản phẩm nổi bật của Sabeco

Bia Sài Gòn là một sản phẩm nổi bật của Sabeco

4. Thách thức và cơ hội của từng mô hình kinh doanh

Thị trường F&B Việt Nam sôi động nhưng cũng đầy cạnh tranh. Mỗi mô hình kinh doanh đều có những thách thức và cơ hội riêng nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển phù hợp.

4.1. Chuỗi nhà hàng

  • Cơ hội: Chuỗi nhà hàng có thể tận dụng công nghệ để tối ưu hóa hoạt động và phát triển mô hình kinh doanh mới.
  • Thách thức: Chuỗi nhà hàng đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt về giá cả, chất lượng và trải nghiệm, đồng thời cần quản lý chuỗi cung ứng phức tạp và thích ứng với nhu cầu khách hàng luôn thay đổi.

4.2. Quán cà phê

  • Cơ hội: Quán cà phê có thể tập trung vào xu hướng specialty coffee (cà phê hảo hạng) và không gian trải nghiệm độc đáo.
  • Thách thức: Quán cà phê chịu áp lực từ thị trường bão hòa, yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và trải nghiệm, cùng với khó khăn trong việc giữ chân nhân viên.

4.3. Công ty sản xuất thực phẩm

  • Cơ hội: Công ty sản xuất thực phẩm có thể đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch, hữu cơ và mở rộng thị trường xuất khẩu. 
  • Thách thức: Công ty sản xuất thực phẩm phải đối mặt với biến động giá nguyên liệu, yêu cầu an toàn thực phẩm nghiêm ngặt và cạnh tranh từ sản phẩm nhập khẩu. 

4.4. Công ty công nghệ F&B

  • Cơ hội: Công ty công nghệ F&B có thể tận dụng sự phát triển của thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ mới và mở rộng sang các lĩnh vực liên quan.
  • Thách thức: Công ty công nghệ F&B cũng không ngoại lệ, khi phải cạnh tranh khốc liệt về công nghệ và dịch vụ, thích ứng nhanh với xu hướng mới và đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng.

5. Phân khúc thị trường tiềm năng hiện nay

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và lối sống lành mạnh, các phân khúc thị trường F&B liên quan đến sức khỏe và sự tiện lợi đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

  • Thực phẩm chay, thực phẩm hữu cơ: Nhu cầu tăng mạnh do xu hướng sống lành mạnh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Cơ hội cho doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm chất lượng cao và xây dựng thương hiệu uy tín.
  • Đồ ăn/uống healthy: Xu hướng ăn uống lành mạnh phát triển mạnh mẽ, người tiêu dùng tìm kiếm món ăn giàu dinh dưỡng, ít calo, ít chất béo. Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng menu, sử dụng nguyên liệu tươi sạch và phát triển dịch vụ giao hàng.
  • Dịch vụ catering: Dịch vụ nấu tiệc, cung cấp suất ăn phát triển nhờ nhịp sống nhanh và nhu cầu tiện lợi. Cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, phát triển menu đa dạng và ứng dụng công nghệ quản lý.

6. Cơ hội việc làm trong ngành F&B

Ngành F&B Việt Nam hiện nay đang "khát" nhân tài. Sự phát triển sôi động tạo ra nhiều cơ hội việc làm ở mọi vị trí, từ phục vụ, đầu bếp đến quản lý, marketing và chuyên viên trong các chuỗi nhà hàng, quán cà phê, công ty sản xuất thực phẩm và nền tảng công nghệ. Cơ hội thăng tiến rộng mở cho những ai đam mê, năng động và có tâm huyết với ngành.

Tuy nhiên, để thành công trong ngành F&B, ứng viên cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết như:

  • Chuyên môn vững vàng: Kiến thức về ẩm thực, pha chế, nấu ăn, quản lý nhà hàng, marketing,... tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển.
  • Kỹ năng mềm: Giao tiếp tốt, làm việc nhóm hiệu quả, khả năng giải quyết vấn đề và chịu áp lực cao là những yếu tố quan trọng.
  • Ngoại ngữ: Tiếng Anh là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là trong các doanh nghiệp F&B quốc tế.
  • Công nghệ - Xu hướng tất yếu: Nắm bắt và ứng dụng thành thạo các phần mềm quản lý, nền tảng đặt món, công cụ marketing trực tuyến,...

Thị trường F&B Việt Nam đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều thách thức. Để thành công, các công ty F&B cần không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng và thích ứng linh hoạt với thị trường. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về ngành F&B Việt Nam và những công ty hàng đầu trong lĩnh vực này.

Xem thêm: