Marketing Executive là chuyên viên Marketing, phụ trách triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm/dịch vụ, thu hút khách hàng và nâng cao hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Ứng tuyển vào vị trí Marketing Executive cần gì? Cùng Media Lab tìm hiểu ngay công việc cụ thể và lưu ý khi ứng tuyển vào vị trí này nhé!
1. Marketing Executive là gì?
Marketing Executive (Chuyên viên Marketing) là những chuyên gia chịu trách nhiệm lập kế hoạch, triển khai và quản lý các hoạt động marketing do ban lãnh đạo phòng Markerting đề ra, nhằm thu hút khách hàng tiềm năng, thúc đẩy doanh số bán hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu cho công ty.
Họ thực hiện nghiên cứu thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh, lựa chọn kênh quảng bá phù hợp và đo lường hiệu quả của các chiến dịch marketing. Marketing Executive đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động marketing được thực hiện một cách nhịp nhàng và hiệu quả, góp phần đạt được mục tiêu kinh doanh của công ty.
2. Marketing Executive là làm gì?
Trong bộ phận Marketing, Marketing Executive là vị trí chuyên viên, đảm nhận thực thi các chiến dịch do cấp quản lý đề ra. Họ thường báo cáo trực tiếp cho Marketing Manager hoặc Marketing Director, tùy quy mô của công ty. Ở một số công ty lớn, Marketing Executive có thể quản lý một nhóm nhỏ nhân viên thực tập hoặc nhân viên cấp dưới hơn để triển khai các dự án cụ thể.
3. Công việc cụ thể của một Marketing Executive
Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh:
- Thu thập dữ liệu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích xu hướng thị trường, hành vi khách hàng, điểm mạnh - điểm yếu của đối thủ.
- Đề xuất ý tưởng cho các chiến dịch marketing dựa trên kết quả nghiên cứu.
Xây dựng và quản lý nội dung:
- Lên kế hoạch nội dung cho website, blog, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.
- Viết bài, thiết kế hình ảnh, video,... sáng tạo, thu hút và phù hợp với từng kênh truyền thông.
- Đảm bảo nội dung nhất quán với thông điệp và hình ảnh thương hiệu.
Triển khai và quản lý chiến dịch Marketing:
- Tham gia lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch quảng cáo online (Facebook Ads, Google Ads, TikTok Ads,...).
- Quản lý ngân sách, theo dõi hiệu quả và tối ưu chiến dịch.
- Báo cáo kết quả và đề xuất giải pháp cải thiện cho cấp quản lý.
Quản lý website và mạng xã hội:
- Đăng tải nội dung, tương tác với khách hàng trên website, fanpage, YouTube,...
- Theo dõi, phân tích hiệu quả hoạt động của các kênh này.
- Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến website, mạng xã hội.
Tham gia tổ chức sự kiện:
- Hỗ trợ lên ý tưởng, chuẩn bị và tổ chức các sự kiện online/offline.
- Quản lý logistics, truyền thông cho sự kiện.
Báo cáo và phân tích:
- Theo dõi, thu thập dữ liệu về hiệu quả các hoạt động marketing.
- Tổng hợp, phân tích số liệu và lập báo cáo cho cấp quản lý.
- Đề xuất giải pháp cải thiện dựa trên kết quả phân tích.
4. Mức lương của Marketing Executive
Mức lương của Marketing Executive phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh nghiệm, kỹ năng, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề, vị trí địa lý. Tham khảo từ trang VietnamWorks (19/11/2024) mức lương của Marketing Executive như sau:
- Mức lương phổ biến: của Marketing Executive tại Việt Nam dao động từ 13.9 - 18.6 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao: Các Marketing Executive có nhiều năm kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cao, làm việc trong các doanh nghiệp lớn, ngành nghề có nhu cầu cao có thể nhận mức lương cao hơn, từ 23 triệu đồng/tháng hoặc hơn.
5. Cơ hội và thách thức của Marketing Executive [2024]
Ngành Marketing đang "nóng" hơn bao giờ hết, kéo theo nhu cầu tuyển dụng Marketing Executive tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Với mức lương khởi điểm khá "ổn" và cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý cấp cao như Marketing Manager hay Director, ngành Marketing hứa hẹn mang đến cho bạn một sự nghiệp đầy triển vọng. Hơn nữa, bạn sẽ được làm việc trong môi trường năng động, sáng tạo, luôn được cập nhật xu hướng mới và công nghệ mới nhất.
Bởi vì ngành Marketing sức hút lớn cũng đồng nghĩa với cạnh tranh nghề nghiệp cao. Các Marketing Executive sẽ phải nỗ lực không ngừng để trau dồi kiến thức, kỹ năng, thích ứng với áp lực công việc và yêu cầu luôn cập nhật xu hướng mới. Bên cạnh đó, việc đo lường hiệu quả chiến dịch Marketing cũng là một thách thức, đòi hỏi bạn phải thành thạo kỹ năng phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả.
6. Tố chất và kỹ năng cần thiết của Marketing Executive
Để thành công trong vai trò Marketing Executive, bạn cần sở hữu một sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm và khả năng thích nghi với môi trường làm việc năng động. Dưới đây là danh sách những tố chất và kỹ năng cần thiết.
6.1. Tố chất
- Sự sáng tạo: Marketing Executive cần phải liên tục nghĩ ra những ý tưởng mới, độc đáo để thu hút sự chú ý của khách hàng và tạo sự khác biệt cho thương hiệu.
- Tư duy chiến lược: Nắm vững khả năng phân tích, hoạch định và thực thi các chiến lược marketing hiệu quả, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
- Sự nhạy bén: Luôn cập nhật xu hướng thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng và thay đổi chiến lược cho phù hợp.
- Khả năng giao tiếp và thuyết phục: Giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng và đối tác để truyền tải thông điệp marketing một cách rõ ràng và ấn tượng.
- Khả năng quản lý thời gian và tổ chức: Chuẩn bị kế hoạch, phân bổ thời gian và tài nguyên hiệu quả để thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc và đáp ứng tiến độ công việc.
- Sự nhiệt huyết và đam mê: Luôn giữ thái độ tích cực, nhiệt tình và đam mê với công việc marketing để đạt hiệu quả cao nhất.
6.2. Kỹ năng
- Kỹ năng marketing: Hiểu biết về các nguyên tắc marketing cơ bản, các kênh marketing (online & offline), kỹ thuật SEO, SEM, Social Media Marketing, email marketing, content marketing,...
- Kỹ năng phân tích dữ liệu: Phân tích dữ liệu marketing (website analytics, social media analytics,...) để đánh giá hiệu quả chiến dịch, đưa ra kết luận và tối ưu hóa chiến lược.
- Kỹ năng viết lách: Viết nội dung hấp dẫn, thu hút và phù hợp với đối tượng mục tiêu cho website, blog, mạng xã hội,...
- Kỹ năng thiết kế: Sử dụng các công cụ thiết kế để tạo ra hình ảnh, banner, infographic,...cho các chiến dịch marketing.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Thành thạo các phần mềm marketing, công cụ phân tích dữ liệu, các nền tảng mạng xã hội,...
- Kỹ năng ngoại ngữ: Ưu tiên những người biết tiếng Anh để dễ dàng tiếp cận thông tin, tài liệu và giao tiếp với đối tác quốc tế.
7. Lưu ý khi phỏng vấn vị trí Marketing Executive
Vượt qua vòng hồ sơ xin việc là bạn đã thành công bước đầu trong hành trình chinh phục nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để trở thành một Marketing Executive thực thụ, bạn cần ghi điểm ấn tượng trong vòng phỏng vấn. Hãy tự tin thể hiện bản thân với những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy.
7.1. Câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn vị trí Marketing Executive
Để chuẩn bị tốt nhất cho buổi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu trước về công ty, lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/dịch vụ của họ. Bên cạnh đó, hãy chuẩn bị sẵn sàng câu trả lời cho những câu hỏi "kinh điển" mà nhà tuyển dụng thường hay đặt ra:
- Hãy giới thiệu về bản thân bạn? (Hãy tập trung vào những điểm mạnh, kinh nghiệm liên quan đến vị trí Marketing Executive)
- Vì sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này? (Thể hiện sự nghiêm túc, mong muốn gắn bó lâu dài với công ty)
- Bạn biết gì về công ty/sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi? (Chứng tỏ bạn đã tìm hiểu kỹ về công ty trước khi đến phỏng vấn)
- Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? (Thành thật, khách quan và đưa ra hướng khắc phục điểm yếu)
- Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 3-5 năm tới là gì? (Thể hiện bạn là người có định hướng rõ ràng, phù hợp với định hướng phát triển của công ty)
- Bạn có thể kể tên một số kênh Marketing mà bạn quen thuộc? Ưu, nhược điểm của từng kênh? (Kiểm tra kiến thức nền tảng về Marketing)
- Bạn đã từng sử dụng những công cụ Marketing nào? (Nêu rõ những công cụ bạn thành thạo và kinh nghiệm thực tế)
- Bạn hãy phân tích SWOT cho một sản phẩm/dịch vụ bất kỳ? (Kiểm tra khả năng phân tích và đánh giá thị trường)
- Bạn có kinh nghiệm gì trong việc quản lý website/blog/mạng xã hội? (Mô tả chi tiết kinh nghiệm thực tế, thành tích đạt được)
- Bạn theo dõi những xu hướng Marketing mới nào? (Chứng tỏ bạn là người ham học hỏi, cập nhật kiến thức thường xuyên)
- Nếu bạn được giao quản lý một chiến dịch Marketing với ngân sách hạn chế, bạn sẽ làm như thế nào? (Đánh giá khả năng lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực hiệu quả)
- Nếu kết quả chiến dịch Marketing không đạt như mong đợi, bạn sẽ làm gì? (Kiểm tra khả năng phân tích, xử lý tình huống và đưa ra giải pháp)
- Bạn sẽ làm gì để thu hút khách hàng tiềm năng trên mạng xã hội? (Đánh giá khả năng sáng tạo, đề xuất ý tưởng mới)
- Bạn có thể cho tôi biết thêm về văn hóa làm việc tại công ty? (Thể hiện sự quan tâm đến môi trường làm việc)
- Cơ hội thăng tiến trong công việc này như thế nào? (Cho thấy bạn là người có mong muốn phát triển sự nghiệp)
7.2. Lời khuyên cho buổi phỏng vấn
Để tạo ấn tượng tốt trong buổi phỏng vấn xin việc, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ việc tìm hiểu về công ty, vị trí ứng tuyển đến trang phục lịch sự, chuyên nghiệp. Hãy thể hiện sự tự tin, chủ động thông qua giao tiếp bằng ánh mắt, giữ thái độ tích cực và trả lời câu hỏi rõ ràng, rành mạch. Sự thành thật, trung thực luôn được đánh giá cao, đừng ngại chia sẻ kinh nghiệm thực tế của bạn. Hãy tập trung thể hiện những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với yêu cầu công việc. Cuối cùng, hãy chuẩn bị một số câu hỏi thông minh để thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho công ty và vị trí ứng tuyển.
Marketing Executive là một vị trí đòi hỏi sự đa năng, sáng tạo và khả năng thích nghi cao. Nắm vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng mềm, bạn sẽ tự tin chinh phục nhà tuyển dụng và gặt hái thành công trong sự nghiệp Marketing đầy hứa hẹn. Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho buổi phỏng vấn, thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp và khẳng định giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: