Trong kỷ nguyên số, quảng cáo (Ads) đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Hiểu rõ Ads là gì, các loại hình Ads phổ biến và cách chạy Ads hiệu quả trên các nền tảng khác nhau sẽ giúp bạn tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo và đạt hiệu quả tối ưu. Hãy Media Lab cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
1. Ads là gì?
Theo Điều 2 của Luật Quảng cáo năm 2012, quảng cáo hay Ads được định nghĩa là việc sử dụng các phương tiện để giới thiệu đến công chúng các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ với mục đích thu lợi nhuận; cũng như giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ mà không có mục đích thu lợi nhuận; hoặc các tổ chức, cá nhân kinh doanh các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Điều này không bao gồm các thông tin tin tức, chính sách xã hội hoặc thông tin cá nhân.
Quảng cáo ngày nay được thực hiện thông qua nhiều hình thức và trên nhiều phương tiện khác nhau như truyền hình, báo chí, radio, mạng xã hội, YouTube hay ngoài trời.
2. Đặc trưng của Ads
Dù có vị thế trên thị trường hay chưa, việc sử dụng quảng cáo vẫn là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
2.1. Đặc điểm của chạy Ads
Đặc điểm của việc chạy quảng cáo có ba điểm chính:
- Chạy quảng cáo là một trong các công cụ tiếp thị có sẵn, không phải là một chiến lược tiếp thị toàn diện.
- Quảng cáo là một hình thức truyền tải thông điệp một chiều, từ doanh nghiệp đến khách hàng mà không có sự tương tác trực tiếp.
- Chạy quảng cáo đòi hỏi một chi phí, với tổng số tiền phải chi trả phụ thuộc vào chiến dịch và mục tiêu cụ thể.
2.2. Mục tiêu của chạy Ads
- Tạo sự nhận biết về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ trong tâm trí của khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường nhận thức về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, giúp khách hàng nhớ đến chúng khi có nhu cầu mua sắm.
- Thúc đẩy hành động mua hàng bằng cách thuyết phục và kích thích khách hàng thực hiện giao dịch.
3. Tầm quan trọng của Ads đối với doanh nghiệp
3.1. Tiếp cận đúng tệp khách hàng tiềm năng
Quảng cáo giúp tiếp cận những khách hàng tiềm năng và mục tiêu chính xác. Đây là những người thực sự quan tâm và có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, giúp tăng khả năng chốt đơn và bán hàng.
3.2. Tốc độ lan truyền nhanh chóng
Quảng cáo có sức lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt với các hình thức tương tác trực tiếp với khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng thu thập thông tin, nhu cầu và ý kiến của khách hàng.
3.3. Chi phí linh động, hiệu quả tối ưu
Mỗi loại hình quảng cáo có chi phí phù hợp với mục tiêu và chiến lược Marketing khác nhau. Doanh nghiệp có thể tùy chọn loại hình quảng cáo phù hợp với ngân sách và mục tiêu kinh doanh để tối ưu hóa hiệu quả.
3.4. Khả năng kết nối mạnh mẽ
Công nghệ số giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc kết nối với khách hàng một cách dễ dàng hơn. Việc tương tác, trao đổi ý kiến và phản hồi yêu cầu của khách hàng trở nên thuận tiện và hiệu quả hơn.
3.5. Tính chủ động
Doanh nghiệp có thể linh hoạt điều chỉnh chiến dịch quảng cáo theo mục đích và ngân sách của mình. Nhờ vậy mà bạn có thể chạy nhiều quảng cáo cùng một lúc và theo dõi hiệu quả của từng chiến dịch.
3.6. Quảng cáo được phân bố hợp lý
Các nền tảng công nghệ hiện nay đảm bảo việc phân bổ quảng cáo đều đặn và hợp lý, với các báo cáo chính xác giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
4. Vai trò của Ads trong chiến lược Marketing
Quảng cáo (Ads) đóng một vai trò không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số vai trò quan trọng của quảng cáo trong các chiến dịch Marketing:
- Xây dựng nhận thức về thương hiệu (Brand Awareness): Trong giai đoạn ban đầu của một doanh nghiệp, việc xây dựng sự nhận biết về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ là cực kỳ quan trọng. Quảng cáo được coi là một công cụ hiệu quả với khả năng tiếp cận rộng lớn và khả năng kiểm soát ngân sách. Do đó, quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận thức thương hiệu mạnh mẽ.
- Tăng độ tin cậy và lòng trung thành đối với thương hiệu (Brand Loyalty): Quảng cáo được sử dụng để tiếp cận các khách hàng theo các sở thích và tính cách khác nhau, từ đó tập trung vào giá trị của từng cá nhân. Điều này giúp quảng cáo xây dựng mối quan hệ tin cậy và lòng trung thành từ khách hàng một cách hiệu quả.
- Tăng lượng khách và doanh số bán hàng: Với các hình thức quảng cáo truyền thống và các nền tảng kỹ thuật số như Facebook, Google,... quảng cáo có thể đẩy mạnh lượng tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn.
5. Các loại hình Ads hiện nay
5.1. Digital Ads
Digital Advertising là hình thức quảng cáo trên nền tảng kỹ thuật số, tận dụng tối đa internet để đưa thông tin đến mọi người. Quảng cáo kỹ thuật số gắn liền với sự xuất hiện của World Wide Web (www) vào năm 1990. Các hình thức quảng cáo Pop Ups, quảng cáo email, banner xuất hiện và trở nên phổ biến.
Đến cuối những năm 2000, mọi thứ bắt đầu thay đổi một lần nữa với sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị di động. Hiện nay, Digital Advertising đã trở thành một hình thức quảng cáo không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông.
Sau đây là một số hình thức Digital Advertising phổ biến.
- Quảng cáo truyền thông xã hội (Social Media Ads): Các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, TikTok,... đều cung cấp dịch vụ quảng cáo nhắm đối tượng. Sở hữu lượng data người dùng khổng lồ và sự đa dạng trong hình thức quảng cáo, Social Media Ads là một sự lựa chọn phù hợp mọi loại hình kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh nhỏ vì chi phí quảng cáo khá rẻ.
- Quảng cáo tìm kiếm có trả phí (Paid search Advertising): Ngày nay nhu cầu tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,... rất cao. Vì vậy, các nhà sở hữu công cụ tìm kiếm cũng cung cấp dịch vụ quảng cáo giúp các doanh nghiệp có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm ở các vị trí top đầu.
- Quảng cáo điện thoại: Bao gồm quảng cáo SMS, quảng cáo qua App điện thoại,... Hình thức này tận dụng sự phổ biến của điện thoại thông minh để gửi các tin nhắn hay thông báo đến điện thoại của từng khách hàng. Hình thức này hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch Marketing cá nhân hóa (Personalize Marketing).
- Quảng cáo Pop Ups (cửa sổ bật lên): Là dạng quảng cáo hiển thị đột xuất ngay chính giữa màn hình hoặc các vị trí mọi người hay nhìn thấy trên màn hình máy tính, điện thoại. Người xem có thể tự động tắt đi hoặc tiếp tục nhấn vào xem, quảng cáo Pops Ups sẽ dẫn đến trang web bán hàng chính.
5.2. Quảng cáo truyền thống
Quảng cáo truyền thống là các phương tiện quảng bá không liên quan đến internet, nhằm tiếp cận và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới đại chúng. Hình thức này đã có mặt từ hàng ngàn năm trước công nguyên, với những thông điệp vẽ trên những tấm đá cổ tại Ấn Độ.
Từ thế kỷ XVIII, quảng cáo in ấn đã phát triển mạnh mẽ khắp các quốc gia châu Âu. Sau đó, vào thế kỷ XIX, sự xuất hiện của biển quảng cáo làm mới mẻ hơn lĩnh vực này. Chiếc biển quảng cáo đầu tiên được ghi nhận xuất hiện tại New York vào năm 1835, thuộc về một rạp xiếc.
Vào năm 1922, quảng cáo trên đài phát thanh đã bắt đầu và năm 1941, quảng cáo trên truyền hình chính thức xuất hiện. Dưới đây là một số loại quảng cáo truyền thống phổ biến:
- Quảng cáo in ấn: Là hình thức quảng bá trên các ấn phẩm như tạp chí, báo, tờ rơi, catalog, brochure,...
- Biển quảng cáo: Là hình thức hiển thị hình ảnh, thông tin tĩnh có thể đặt tại các cửa hàng, siêu thị hoặc ở các địa điểm bán lẻ.
- Quảng cáo trên truyền hình: Đơn giản là quảng cáo trên tivi, một hình thức phổ biến với chi phí đáng kể. Quảng cáo truyền hình có thể được phát vào các thời điểm nhất định hoặc chèn vào giữa các chương trình thu hút đông đảo khán giả.
- Quảng cáo trên phát thanh: :à hình thức quảng cáo bằng âm thanh trên các đài radio, được phát vào giữa các chương trình hoặc trong giờ quảng cáo riêng.
Quảng cáo trên truyền hình vẫn là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn
5.3. OOH - Quảng cáo ngoài trời
Quảng cáo ngoài trời (OOH), viết tắt của "Out Of Home" là hình thức quảng cáo ngoài trời có khả năng thu hút sự chú ý của người đi đường. Các biển quảng cáo OOH có thể là tĩnh hoặc chuyển động, được đặt ở những vị trí chiến lược như giao lộ, vòng xoay, hoặc trên các tòa nhà cao tầng. Ngoài ra, một số quảng cáo OOH còn được đặt trên xe buýt, taxi.
6. Các yếu tố để chạy Ads thành công
Các yếu tố quan trọng để thực hiện Ads thành công không chỉ giới hạn trong việc thiết lập mà còn tập trung vào việc truyền đạt thông điệp hiệu quả và kích thích hành động mua hàng từ người tiêu dùng. Dưới đây là những yếu tố chính cần chú trọng trong mỗi chiến dịch quảng cáo:
- Tiêu đề chính (Headline): Đây là phần đầu tiên mà người dùng thấy và quyết định có tiếp tục đọc hay không. Vì vậy, tiêu đề cần phải sáng tạo, ngắn gọn và dễ hiểu để thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu.
- Tiêu đề phụ (Subheadline): Phần này giải thích thêm về thông điệp chính trong tiêu đề chính. Nó cung cấp các thông tin chi tiết hơn và tạo sự quan tâm cho người đọc.
- Nội dung chính (Body Copy): Là phần quan trọng để truyền đạt các thông điệp cốt lõi về sản phẩm hoặc dịch vụ. Nội dung nên tập trung vào các tính năng và lợi ích mà sản phẩm mang lại để kích thích sự quan tâm và hành động mua hàng từ khách hàng.
- Hình ảnh (Visual): Hình ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra ấn tượng và kích thích cảm xúc từ người xem. Video, hình ảnh và âm thanh nên được sử dụng một cách sáng tạo và phản ánh rõ ràng về thương hiệu.
- Lời kêu gọi hành động (CTA – Call To Action): Phần này cuối cùng của quảng cáo, mục tiêu là khuyến khích người xem thực hiện hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, hoặc truy cập trang web. CTA cần được thiết kế một cách rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
7. Cách chạy Ads trên các nền tảng phổ biến
7.1. Cách chạy Ads trên Facebook
Chạy quảng cáo trên Facebook là một phương tiện hiệu quả để đưa thông điệp quảng cáo của bạn đến với đối tượng mục tiêu. Dưới đây là các bước cần thiết để thực hiện quảng cáo trên Facebook:
Chuẩn bị:
- Tài khoản Fanpage.
- Tài khoản quảng cáo trên Facebook.
- Thẻ thanh toán (visa hoặc thẻ ghi nợ)/Tài khoản MoMo.
- Tài liệu quảng cáo (nội dung, hình ảnh, video,...).
Các bước chuẩn bị:
- Bước 1: Truy cập vào Fanpage và chọn "Tạo quảng cáo" (Create Ads).
- Bước 2: Xác định mục tiêu cho chiến dịch, như tăng lượt truy cập, tương tác, cài đặt ứng dụng, xem video, hoặc tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Bước 3: Đặt tên cho chiến dịch và chọn loại hình quảng cáo phù hợp.
- Bước 4: Điền thông tin tài khoản và xác định đối tượng quảng cáo, bao gồm độ tuổi, địa điểm, giới tính, ngôn ngữ, quốc gia,...
- Bước 5: Xác định vị trí hiển thị quảng cáo trên Facebook, Instagram, Facebook Marketplace,..., tùy thuộc vào mục đích của chiến dịch.
- Bước 6: Đặt ngân sách và giá thầu, chọn loại ngân sách hàng ngày hoặc trọn đời.
- Bước 7: Chọn phương thức thanh toán bằng thẻ ghi nợ, thẻ visa, MoMo hoặc Paypal.
- Bước 8: Chờ Facebook xét duyệt quảng cáo của bạn. Khi quảng cáo đã được duyệt, bạn có thể kiểm tra, theo dõi và đo lường hiệu quả của chiến dịch thông qua bảng báo cáo.
7.2. Cách chạy Ads trên TikTok
Chạy quảng cáo trên TikTok là một cách hiệu quả để thu hút khách hàng và chuyển hướng khách hàng đến các nền tảng bán hàng khác như Shopee, Tiki, Lazada, Instagram, Facebook hoặc nhiều nền tảng khác.
Để chuẩn bị cho việc chạy quảng cáo trên TikTok, bạn cần:
- Tài khoản quảng cáo TikTok.
- Thẻ Visa, Mastercard hoặc JCB/ Tài khoản MoMo, Zalopay để thanh toán.
- Nạp tiền vào tài khoản quảng cáo TikTok.
- Video quảng cáo.
Các bước để thực hiện quảng cáo trên TikTok như sau:
- Bước 1: Truy cập TikTok Ads Manager và chọn "Campaign" để tạo chiến dịch. Chọn một trong bốn mục tiêu quảng cáo, bao gồm tăng độ nhận diện, tạo nhớ về thương hiệu, tạo khách hàng tiềm năng hoặc tạo chuyển đổi.
- Bước 2: Đặt tên cho chiến dịch (tối đa 512 ký tự) và chọn ngân sách theo ngày, không giới hạn hoặc giới hạn theo số tiền cụ thể.
- Bước 3: Đặt tên cho các nhóm quảng cáo và chọn vị trí hiển thị.
- Bước 4: Chọn đối tượng mục tiêu mà quảng cáo nhắm đến.
- Bước 5: Chọn ngân sách và lên lịch đăng cho từng nhóm quảng cáo.
- Bước 6: Tải video quảng cáo lên TikTok tại mục "Choose Video" và điền các thông tin mô tả theo yêu cầu.
7.3. Cách chạy Ads trên Google
Chạy quảng cáo trên Google qua Google Ads đòi hỏi bạn phải trả phí cho mỗi lượt click vào quảng cáo. Với hình thức này, bạn sẽ đặt giá thầu để kết nối và tiếp cận với khách hàng.
Để chuẩn bị cho việc chạy quảng cáo trên Google, bạn cần:
- Một tài khoản Gmail đang hoạt động.
- Website cần quảng cáo.
- Thẻ Visa, Mastercard hoặc MoMo để thanh toán.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang https://ads.google.com/ và đăng ký tài khoản Google Ads.
- Bước 2: Xác định mục tiêu của chiến dịch, có thể là tăng lượng cuộc gọi, tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng ghé qua địa điểm kinh doanh hoặc tăng lượt xem trên YouTube và tương tác trên quảng cáo.
- Bước 3: Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo yêu cầu trên hệ thống.
- Bước 4: Viết mẫu quảng cáo với 3 tiêu đề và 2 mô tả theo hướng dẫn.
- Bước 5: Thêm từ khóa phù hợp với quảng cáo.
- Bước 6: Thiết lập địa chỉ và khu vực mà bạn có thể cung cấp sản phẩm/dịch vụ.
- Bước 7: Thiết lập ngân sách và hoàn tất việc tạo chiến dịch quảng cáo trên Google.
7.4. Cách chạy Ads trên Instagram
Chạy quảng cáo trên Instagram là một cách hiệu quả để đưa thông điệp quảng cáo của bạn đến với cộng đồng người dùng trên nền tảng này. Dưới đây là các bước cần thiết để thực hiện quảng cáo trên Instagram:
Chuẩn bị:
- Tài khoản Facebook Business.
- Tài khoản Facebook Ads.
- Kết nối tài khoản Instagram với Facebook Business.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Truy cập vào Facebook Business, chọn "Cài đặt" (Business Settings), sau đó chọn "Tài khoản Instagram" (Instagram Accounts) và điền thông tin cần thiết để kết nối tài khoản Instagram với Facebook.
- Bước 2: Trong Trình quản lý quảng cáo, tạo một chiến dịch mới và chọn loại quảng cáo trên Instagram, như tăng lượt truy cập, tăng tỷ lệ mua hàng, tăng lượt cài đặt ứng dụng hoặc tăng lượt xem.
- Bước 3: Chọn đối tượng tiếp cận và đặt ngân sách (tương tự như quảng cáo trên Facebook).
- Bước 4: Điều chỉnh nội dung quảng cáo tại mục "Choose Ad Creative" và hoàn thành quá trình tạo chiến dịch bằng cách nhấn "Place Order". Sau khi quảng cáo được duyệt, nó sẽ hiển thị trên Instagram.
7.5. Cách chạy Ads trên YouTube
Để chạy quảng cáo trên YouTube, bạn có thể sử dụng trình quảng cáo của Google trực tiếp tại trang Google Ads, vì YouTube được tích hợp vào hệ thống quảng cáo của Google.
Để chuẩn bị cho việc chạy quảng cáo, bạn cần:
- Tài khoản quảng cáo Google.
- Thẻ Visa hoặc Mastercard để thanh toán.
- Kênh YouTube.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tạo một chiến dịch quảng cáo mới, chọn tạo chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu, sau đó chọn mục Video.
- Bước 2: Thiết lập chi tiết cho chiến dịch, bao gồm tên, chiến lược giá thầu, ngân sách, lịch chạy, địa điểm, ngôn ngữ và loại video không hiển thị quảng cáo.
- Bước 3: Chọn đối tượng tiếp cận trong thông tin nhân khẩu học, bao gồm giới tính, độ tuổi và thu nhập.
- Bước 4: Chọn nơi hiển thị quảng cáo thông qua từ khóa mục tiêu, chủ đề liên quan đến quảng cáo và vị trí hiển thị trên YouTube.
- Bước 5: Chọn video tiếp thị và tải lên.
- Bước 6: Chọn định dạng video và hoàn tất cài đặt chiến dịch quảng cáo trên YouTube.
7.6. Cách chạy Ads trên Zalo
Quảng cáo trên Zalo là một phương tiện quảng cáo số ngày càng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị số và quảng cáo trực tuyến.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Tạo tài khoản Zalo Ads bằng cách truy cập trang Zalo Ads, sau đó đăng nhập bằng tài khoản Zalo của bạn. Điền các thông tin cần thiết để hoàn tất việc đăng ký tài khoản quảng cáo.
- Bước 2: Sau khi đăng nhập, bạn có thể tạo chiến dịch quảng cáo mới: chọn "Tạo quảng cáo mới", chọn loại chiến dịch quảng cáo bạn muốn chạy (VD: Quảng cáo Zalo Official Account, Quảng cáo Website, Quảng cáo sản phẩm,...) và đặt tên chiến dịch quảng cáo.
- Bước 3: Thiết lập chi tiết quảng cáo: mục tiêu của chiến dịch quảng cáo, đối tượng mục tiêu, ngân sách và lịch chạy, thời gian bắt đầu và kết thúc chiến dịch quảng cáo.
- Bước 4: Tạo nội dung quảng cáo bao gồm hình ảnh, video,và văn bản mô tả.
- Bước 5: Kiểm tra và xác nhận quảng cáo.
8. Media Lab - Đơn vị quảng cáo chuyên nghiệp
Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực Digital Marketing, Media Lab cung cấp giải pháp quảng cáo đa nền tảng, từ TikTok, YouTube Ads với video sáng tạo, Google Ads hiệu quả, Zalo Ads với target khách hàng chính xác đến Facebook với chiến dịch thu hút.
Đến với Media Lab, bạn sẽ được:
- Tư vấn chiến lược phù hợp với từng nền tảng và mục tiêu cụ thể.
- Tối ưu quảng cáo, nhắm đúng đối tượng, gia tăng hiệu quả chuyển đổi.
- Báo cáo minh bạch, rõ ràng, giúp bạn kiểm soát ngân sách hiệu quả.
Liên hệ ngay với Media Lab để được tư vấn và nhận ngay giải pháp quảng cáo tối ưu nhất cho doanh nghiệp của bạn!
- Địa chỉ: 07 Trần Doãn Khanh, P. Đakao Quận 1, TP.HCM
- Điện thoại: (+84)289-995-9788
- Email: booking@medialabs.asia
Xem thêm: