Sàn thương mại điện tử là nơi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng và là nền tảng kinh doanh online của những cá nhân, doanh nghiệp bán hàng. Tại Việt Nam có 5 sàn thương mại điện tử được mọi người quan tâm là Shopee, TikTok Shop, Lazada, TiKi, Sendo có doanh thu 6 tháng đầu năm 2024 là 85.000 Tỷ VNĐ theo nguồn Metric. Dưới đây là danh sách xếp hạng theo doanh thu của từng sàn.
1. Sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử là nền tảng trực tuyến, có thể là website hoặc ứng dụng, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân đăng bán sản phẩm và là nơi mua sắm của người tiêu dùng. Người quản lý sàn không trực tiếp bán hàng mà cung cấp không gian cho bên thứ ba thực hiện quá trình giao dịch. Người bán và người mua có thể tương tác, thực hiện mua bán qua mạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng.
2. Xếp hạng 5 sàn thương mại điện tử theo doanh thu tại Việt Nam
Bảng xếp hạng dựa trên thông tin nghiên cứu doanh thu của Metric trong 30 ngày gần nhất và YouNet ECI. Cập nhật ngày 10/09/2024.
2.1. Shopee
Shopee là sàn giao dịch thương mại điện tử có trụ sở tại Singapore, thuộc sở hữu của Sea Ltd (trước đây là Garena), được thành lập bởi Lý Tiểu Đông vào năm 2009. Ra mắt lần đầu tại Singapore vào năm 2015, Shopee hiện hoạt động tại nhiều quốc gia như Singapore, Malaysia, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Brazil và Ba Lan.
Đến năm 2021, Shopee trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Đông Nam Á với 343 triệu lượt truy cập hàng tháng. Shopee còn phục vụ người tiêu dùng và người bán tại Đông Á và Mỹ Latinh.
Shopee đang dẫn đầu doanh thu trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam. Số liệu từ Metric trong 30 ngày gần nhất, doanh thu của Shopee lên đến 16.405 Tỷ VNĐ. Theo số liệu thống kê từ YouNet ECI, trong quý II năm 2024 thu 62.38 nghìn Tỷ VNĐ, Shopee tăng trưởng 16.1% so với quý trước.
2.2. TikTok Shop
TikTok Shop là sàn thương mại điện tử kết hợp với mạng xã hội TikTok, được chính thức ra mắt tại Việt Nam vào ngày 29/4/2022, mang đến giải pháp thương mại điện tử toàn diện. TikTok Shop cho phép người mua, người bán và nhà sáng tạo nội dung thực hiện giao dịch trực tiếp trên nền tảng. Giải pháp này giúp tối ưu quy trình tiếp cận khách hàng, từ việc tải sản phẩm, quản lý đơn hàng, đến giao hàng và thanh toán.
Với xu hướng Shoppertainment (mua sắm kết hợp giải trí), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội kết nối với khách hàng thông qua nội dung tương tác. TikTok Shop còn có tính năng giỏ hàng hiển thị trực tiếp trên video, livestream, giúp người dùng dễ dàng mua sắm.
Dù là sàn thương mại điện tử được ra mắt muộn (2 năm tính đến năm 2024) nhưng TikTok Shop tăng trưởng vượt bậc nhờ đáp ứng đúng với thị hiếu người dùng là kết hợp mua sắm với giải trí. Trên thống kê từ nguồn Metric, TikTok Shop đạt 6.034 Tỷ VNĐ trong tháng gần đây. Trong quý II năm 2024 đạt 19.24 nghìn Tỷ VNĐ, TikTok shop tăng trưởng 4.8% so với quý I cùng năm (Nguồn: YouNet ECI).
2.3. Lazada
Lazada Việt Nam là sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc Lazada Group, một tập đoàn thương mại điện tử đa quốc gia có chi nhánh tại Indonesia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Malaysia. Lazada được thành lập vào tháng 3/2012 và hiện nay thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba, sau khi tỷ phú Jack Ma mua lại vào năm 2016. Được sáng lập bởi Maximilian Bittner, Lazada đã trở thành một trong những sàn thương mại điện tử lớn, mang đến nhiều cơ hội kinh doanh và mua sắm cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á.
Trong năm 2024, Lazada liên tục sáng tạo và đổi mới hình ảnh thương hiệu khi liên tục hợp tác với hàng loạt KOL, Influencer, celebrities, nghệ sĩ, ngôi sao nổi tiếng của làng giải trí Việt Nam như: Trấn Thành, Ninh Dương Lan Ngọc, Chi Pu, Mono,... thu về doanh thu trong 30 ngày gần đây là 1.042 Tỷ VNĐ (Nguồn: Metric). Nhưng với thị trường cạnh tranh và sự phát triển không ngừng của TikTok Shop và Shopee trong quý II năm 2024, doanh thu Lazada chỉ có 5.16 nghìn Tỷ VNĐ, giảm mạnh 14.3% doanh thu so với quý I cùng năm (Nguồn: Younet ECI).
2.4. TiKi
TiKi, viết tắt của "Tìm kiếm & Tiết kiệm", là trang thương mại điện tử Việt Nam, thành lập vào tháng 3/2010. Ban đầu là website bán sách trực tuyến, TiKi đã mở rộng sang nhiều ngành hàng và trở thành sàn thương mại điện tử trong top đầu Việt Nam. Năm 2016, TiKi đứng thứ 2 tại Việt Nam và hoạt động ở 63 tỉnh thành. Năm 2017, TiKi chuyển sang mô hình Marketplace, thu hút nhiều nhà bán hàng. Đến 2020, TiKi huy động được 130 triệu USD, đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thời huy hoàng nay đã qua, từ đó đến nay Tiki liên tục mất thị phần so với các sàn thương mại điện tử khác. Doanh thu của TiKi trong 30 ngày gần đây từ nguồn Metric là 140 Tỷ VNĐ. Thị phần và doanh thu quý II / 2024 của TiKi theo nguồn YouNet ECI là 548.77 Tỷ VNĐ, giảm cực mạnh 41.4 % so với quý I năm 2024.
2.5. Sendo
Công ty Cổ phần Sen Đỏ (Sendo) là nền tảng thương mại điện tử Việt Nam thuộc tập đoàn FPT. Sendo là một trong những sàn lớn của Việt Nam. Năm 2014, Sendo mua lại "123 Mua" từ VNG Corporation với giá 10 tỷ đồng, giúp mở rộng cơ sở khách hàng. Đến 2017, 123mua.vn chuyển hướng lưu lượng truy cập sang Sendo.vn.
Thương mại điện tử là thị trường tiềm năng, nhưng cũng vô cùng khó khăn khi thị phần dường như thuộc về những "ông lớn" đầu ngành. Sendo xếp cuối bảng về doanh thu khi trong top 5 sàn thương mại được nhiều người biết tới tại Việt Nam.
3. Lợi ích và lưu ý khi tham gia sàn thương mại điện tử
3.1. Lợi ích khi tham gia sàn thương mại điện tử
Lợi ích cho người tiêu dùng:
- Tiện lợi và nhanh chóng: Người tiêu dùng có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi chỉ với một vài thao tác trên điện thoại hoặc máy tính.
- Đa dạng sản phẩm: Các sàn thương mại điện tử cung cấp hàng ngàn sản phẩm từ nhiều ngành hàng khác nhau, giúp người mua dễ dàng so sánh giá và chọn lựa.
- Ưu đãi hấp dẫn: Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, giảm giá, miễn phí vận chuyển, giúp tiết kiệm chi phí mua sắm.
- Dễ dàng tiếp cận đánh giá: Người mua có thể xem đánh giá và nhận xét từ những người tiêu dùng khác để đưa ra quyết định chính xác.
Lợi ích cho người bán:
- Tiếp cận khách hàng lớn: Các sàn thương mại điện tử có lượng truy cập cao, giúp người bán dễ dàng tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng.
- Giảm chi phí vận hành: Người bán không cần tốn chi phí cho mặt bằng hoặc nhân viên, chỉ cần quản lý gian hàng trực tuyến.
- Công cụ hỗ trợ kinh doanh: Các sàn thường cung cấp các công cụ quảng cáo, quản lý kho hàng, thanh toán và vận chuyển, giúp người bán tối ưu quy trình kinh doanh.
- Phát triển thương hiệu: Việc có mặt trên các sàn thương mại điện tử giúp người bán tăng cường nhận diện thương hiệu và phát triển uy tín với khách hàng.
3.2. Lưu ý
Lưu ý cho người tiêu dùng:
- Chọn sàn uy tín: Lựa chọn sàn thương mại điện tử có độ tin cậy cao, có chính sách bảo mật thông tin và dịch vụ khách hàng tốt.
- Kiểm tra đánh giá và phản hồi: Xem xét đánh giá và nhận xét của những người mua trước để đảm bảo sản phẩm và người bán đáng tin cậy.
- Xem xét chính sách đổi trả và bảo hành: Đảm bảo hiểu rõ các điều khoản về đổi trả, bảo hành, và xử lý khi có vấn đề với sản phẩm.
- So sánh giá: So sánh giá sản phẩm trên nhiều sàn hoặc từ nhiều người bán để đảm bảo có được mức giá hợp lý nhất.
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Cung cấp thông tin cá nhân chỉ khi cần thiết và đảm bảo thông tin đó được bảo mật.
Lưu ý cho người bán:
- Tạo gian hàng chất lượng: Đảm bảo gian hàng có thông tin đầy đủ, hình ảnh sản phẩm rõ nét và mô tả chính xác để thu hút khách hàng.
- Quản lý kho hàng hiệu quả: Theo dõi tình trạng hàng hóa và cập nhật tồn kho thường xuyên để tránh tình trạng hết hàng hoặc giao hàng trễ.
- Chăm sóc khách hàng: Cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, phản hồi nhanh chóng các câu hỏi và giải quyết khiếu nại để xây dựng uy tín.
- Tối ưu hóa quảng cáo: Sử dụng các công cụ quảng cáo và khuyến mãi của sàn để tăng khả năng hiển thị và thu hút khách hàng.
- Tuân thủ quy định: Nắm rõ và tuân thủ các quy định của sàn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, và các yêu cầu pháp lý.
Tóm lại, tham gia sàn thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua và người bán, từ tiện lợi, đa dạng sản phẩm đến tăng trưởng kinh doanh. Top 5 sàn thương mại điện tử hàng đầu Việt Nam gồm Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki và Sendo, đều cung cấp môi trường mua sắm và kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên, người tham gia cần lưu ý về bảo mật thông tin, chất lượng dịch vụ và tuân thủ quy định để đảm bảo hiệu quả tối đa.
Xem thêm: