Marketing thương hiệu và Brand Marketing thực chất là cùng một khái niệm chỉ việc quảng bá thương hiệu để xây dựng nhận thức, thúc đẩy sự nhận diện, tạo giá trị lâu dài cho thương hiệu thông qua các chiến lược và chiến dịch tiếp thị. Vậy thì cách để xây dựng Marketing thương hiệu ra sao? Xu hướng trong tương lai thế nào? Hãy cùng Media Lab tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngay nhé!

1. Marketing thương hiệu là gì?

Có 2 luận điểm về Brand Marketing và Marketing thương hiệu từ những chuyên gia: 

  • Ali Berg Marketing thương hiệu là cách truyền thông, quảng bá sản phẩm và dịch vụ của bạn thông qua việc quảng bá thương hiệu.”
  • Colin Finkle “Marketing thương hiệu là một phương pháp Marketing để truyền thông, bán hàng hóa và dịch vụ bằng cách gia tăng giá trị tài sản thương hiệu.”

Nhưng bạn có thể hiểu về Marketing thương hiệu một như sau:

 Marketing thương hiệu hay Brand Marketing là quá trình và cách thức xây dựng và quản bá hình ảnh, giá trị, thông điệp nhất quán của một thương hiệu đến khách hàng mục tiêu trong thời gian nhất định, thông qua các chiến lược và chiến dịch tiếp thị. Nói cách khác, bạn sẽ kể câu chuyện của thương hiệu bằng cách sử dụng các phương thức tiếp thị nhằm tạo dựng mối liên kết cảm xúc với khách hàng và khẳng định vị thế độc đáo của mình trên thị trường.

Sách hay về Marketing thương hiệu

2. Vai trò/ lợi ích của Marketing thương hiệu (Brand Marketing) 

  • Tăng nhận diện thương hiệu: Một thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng được khách hàng nhớ đến và lựa chọn giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng lòng trung thành: Khi khách hàng đã tin tưởng và yêu thích thương hiệu của bạn, họ sẽ tiếp tục ủng hộ bạn trong dài hạn, bất kể những biến động của thị trường.
  • Nâng cao giá trị thương hiệu: Một thương hiệu mạnh có giá trị vô hình rất lớn, góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp.
  • Tạo lợi thế cạnh tranh: Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, thương hiệu là yếu tố giúp bạn khác biệt và thu hút khách hàng.
  • Giúp bạn bán được giá cao hơn: Khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho những sản phẩm/dịch vụ đến từ thương hiệu uy tín.
  • Thu hút nhân tài: Một thương hiệu mạnh sẽ thu hút những nhân sự tài năng muốn gia nhập và đóng góp cho sự phát triển của bạn.

3. Marketing thương hiệu (Brand Marketing) khác gì với Branding? 

Phân biệt Marketing thương hiệu và Branding: 

Tiêu chí Marketing thương hiệu (Brand Marketing) Branding
Định nghĩa

Quá trình quảng bá và tiếp thị một thương hiệu nhằm tăng nhận diện và giá trị thương hiệu.

Quá trình tạo dựng và phát triển một thương hiệu, bao gồm các yếu tố như logo, màu sắc, giá trị cốt lõi, và nhận diện thương hiệu.

Mục tiêu

Tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, và thu hút khách hàng mới.

Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu nhất quán, tạo lòng tin và sự trung thành của khách hàng.

Phạm vi

Các hoạt động tiếp thị như quảng cáo, khuyến mãi, PR, và sự kiện.

Xây dựng tên thương hiệu, logo, slogan, giá trị cốt lõi, và chiến lược thương hiệu.

Thời gian

Thường có tính ngắn hạn, tập trung vào các chiến dịch cụ thể.

Thường có tính dài hạn, tập trung vào sự phát triển bền vững của thương hiệu.

Công cụ

Quảng cáo, truyền thông xã hội, email marketing, SEO, và các chiến dịch khuyến mãi.

Thiết kế logo, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, phát triển câu chuyện thương hiệu, và giá trị cốt lõi.

Đo lường thành công

Thường dựa trên các chỉ số như doanh số bán hàng, lượng truy cập website, số lượng khách hàng mới, và ROI (Return on Investment).

Thường dựa trên sự nhận diện thương hiệu, lòng trung thành của khách hàng, giá trị thương hiệu, và sự nhất quán trong hình ảnh thương hiệu.

Tương tác với khách hàng

Tập trung vào việc thuyết phục và lôi cuốn khách hàng thông qua các chiến dịch và hoạt động tiếp thị.

Tập trung vào việc tạo dựng mối quan hệ bền vững và lòng trung thành của khách hàng.

Ví dụ cụ thể

Một chiến dịch quảng cáo trên TV để tăng nhận diện thương hiệu và kích thích mua hàng.

Thiết kế lại logo và bộ nhận diện thương hiệu để phản ánh giá trị mới của công ty.

4. Kế hoạch Marketing thương hiệu (Brand Marketing) cá nhân và doanh nghiệp

4.1. Xác định mục tiêu 

  • Mục tiêu: Bạn muốn đạt được gì thông qua việc xây dựng thương hiệu? Tăng nhận diện? Tăng doanh số? Thu hút nhân tài?....
  •  Đối tượng khách hàng: Ai là người bạn muốn hướng đến? Hãy phác họa chân dung khách hàng mục tiêu càng chi tiết càng tốt (độ tuổi, giới tính, sở thích, hành vi,...).

Ví dụ: Một nhiếp ảnh gia trẻ muốn xây dựng thương hiệu cá nhân với mục tiêu thu hút khách hàng là các cặp đôi trẻ, yêu thích phong cách chụp ảnh tự nhiên, lãng mạn.

4.2. Xây dựng nội dung thương hiệu (cá nhân hoặc doanh nghiệp)

Việc xây dựng thương hiệu cho cá nhân hoặc doanh nghiệp cơ bản là giống nhau. Chỉ khác ở chỗ, doanh nghiệp có những định hướng khác với cá nhân, điều này thuộc về chiến lược kinh doanh tổng thể của mỗi đơn vị. 

  • Câu chuyện thương hiệu: Điều gì tạo nên sự khác biệt của bạn? Hãy truyền tải thông điệp đó một cách chân thật và thu hút.
  • Hình ảnh thương hiệu: Logo, màu sắc, font chữ,... cần nhất quán và thể hiện được cá tính thương hiệu.
  • Phong cách giao tiếp: Lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu.

Ví dụ: Nhiếp ảnh gia trẻ có thể xây dựng câu chuyện thương hiệu xoay quanh niềm đam mê ghi lại những khoảnh khắc tự nhiên, hạnh phúc của các cặp đôi. Hình ảnh thương hiệu nên sử dụng tông màu tươi sáng, lãng mạn. Phong cách giao tiếp gần gũi, trẻ trung.

Cá nhân và doanh nghiệp startup thường hay gặp khó khăn khi xây dựng thương hiệu bởi họ chưa có nhiều trải nghiệm, đôi khi là chưa đủ nhân lực. Thấu hiểu được điều này, Media Lab với 9 năm kinh nghiệm về các dịch vụ Marketing và Branding. Chúng tôi mang đến cho bạn dịch vụ thiết kế, xây dựng Brand Mascot sáng tạo và dịch vụ triển khai Case Study Branding trên Brand Vietnam hỗ trợ bạn xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp theo mong muốn.           

4.3. Lựa chọn kênh Marketing

  • Kênh truyền thống: Báo chí, truyền hình,... vẫn giữ vai trò nhất định, đặc biệt với đối tượng khách hàng lớn tuổi.
  • Kênh digital: Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok,...), Email marketing,... là lựa chọn tối ưu trong thời đại số.
  • Sự kiện: Tổ chức hoặc tham gia sự kiện là cách hiệu quả để kết nối trực tiếp với khách hàng tiềm năng.

Ví dụ: Nhiếp ảnh gia trẻ có thể tập trung vào các kênh digital như Facebook, Instagram, TikTok,... để tiếp cận các cặp đôi trẻ. Đồng thời, tham gia các triển lãm ảnh cưới để tăng khả năng nhận diện thương hiệu.

4.4. Thực hiện các chiến lược Marketing

  • Marketing nội dung: Chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, câu chuyện thương hiệu,... thông qua blog, video, ebook,...
  • Quảng cáo trực tuyến: Tiếp cận khách hàng mục tiêu hiệu quả với Google Ads, Facebook Ads,...
  • Quan hệ công chúng: Xây dựng mối quan hệ với báo chí, KOLs,... để tăng uy tín và khả năng lan toả.

Ví dụ: Nhiếp ảnh gia trẻ có thể chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh cưới đẹp trên blog cá nhân, chạy quảng cáo Facebook Ads nhắm mục tiêu đến các cặp đôi sắp cưới, hợp tác với các Wedding planner để tiếp cận khách hàng tiềm năng.

4.5. Theo dõi và đánh giá hiệu quả

  • Lựa chọn chỉ số đo lường phù hợp: Lượt truy cập website, số lượng người theo dõi trên mạng xã hội, tỷ lệ chuyển đổi,...
  • Sử dụng các công cụ phân tích: Google Analytics, Facebook Insights,...
  • Thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược: Linh hoạt thay đổi để phù hợp với thị trường và hành vi khách hàng.

Ví dụ: Nhiếp ảnh gia trẻ có thể theo dõi lượt xem, chia sẻ, bình luận trên fanpage, số lượng khách hàng đặt dịch vụ từ quảng cáo Facebook Ads,... để đánh giá hiệu quả chiến dịch Marketing.

Tóm tắt Marketing thương hiệu

5. Xu hướng Marketing thương hiệu (Brand Marketing) năm 2024 - 2025

5.1. Lấy khách hàng làm trọng tâm (Customer-centric)

Trong bối cảnh khách hàng ngày càng thông thái và có nhiều lựa chọn, việc đặt họ làm trung tâm mọi hoạt động của doanh nghiệp là chìa khóa thành công. Điều này có nghĩa là thấu hiểu sâu sắc nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng để từ đó tạo ra sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm vượt trội.

5.2. Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng

Không còn tiếp cận đại trà, cá nhân hóa (Personalization) là xu hướng tất yếu giúp bạn tạo dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng. Từ việc gợi ý sản phẩm phù hợp, gửi email marketing đúng thời điểm đến thiết kế chương trình ưu đãi dành riêng, mỗi điểm chạm đều mang đến cảm giác được quan tâm và thấu hiểu.

5.3. Sử dụng quảng cáo

Quảng cáo vẫn là kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, đặc biệt là quảng cáo trực tuyến (Facebook Ads, Google Ads,...). Tuy nhiên, bạn cần tối ưu quảng cáo dựa trên dữ liệu, nhắm đúng đối tượng mục tiêu và mang đến thông điệp sáng tạo, thu hút thay vì thông điệp chung chung, đại trà.

5.4. Kết hợp Video Marketing

Video ngày càng khẳng định vị thế thống trị trong thế giới digital. Tận dụng sức mạnh của video ngắn (TikTok, Reels,...) hay livestream để kể câu chuyện thương hiệu, giới thiệu sản phẩm một cách sinh động, gần gũi và tăng khả năng tương tác với khách hàng.

5.5. Tiếp cận đa kênh

Khách hàng tiềm năng hiện diện ở nhiều nền tảng khác nhau. Do đó, bạn cần xây dựng chiến lược tiếp cận đa kênh (Website, mạng xã hội, email marketing,...) nhưng vẫn đảm bảo sự đồng nhất về thông điệp và hình ảnh thương hiệu.

5.6. Hỗ trợ quảng cáo thương hiệu với Content Marketing

Content Marketing (tiếp thị nội dung) góp phần thu hút, giữ chân khách hàng và tạo dựng thương hiệu bền vững. Hãy tạo ra những nội dung giá trị, hữu ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu dưới nhiều hình thức: blog, video, infographic,...

5.7. Tăng cường ứng dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo (AI), Machine Learning,... mở ra nhiều cơ hội cho Marketing thương hiệu. Bạn có thể cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng, tự động hóa quy trình marketing, phân tích dữ liệu hiệu quả hơn nhờ ứng dụng công nghệ.

5.8. Chú trọng đến Marketing bền vững

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề môi trường và trách nhiệm xã hội. Hãy lồng ghép thông điệp bảo vệ môi trường, phát triển cộng đồng,... vào chiến dịch Marketing để thu hút khách hàng và tạo dựng hình ảnh thương hiệu có trách nhiệm.

Xu hướng Marketing thương hiệu trong tương lai

Marketing thương hiệu là một hoạt động quan trọng giúp bạn xây dựng và phát triển thương hiệu hiệu quả. Bằng cách hiểu rõ khái niệm, vai trò, các bước thực hiện và xu hướng của marketing thương hiệu, bạn sẽ có thể đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng mục tiêu. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: