Marketing là hoạt động tổng thể nhằm nghiên cứu, phát triển và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng, bao gồm nhiều chiến lược như marketing nội dung, marketing xã hội, chăm sóc khách hàng. Trong khi đó, quảng cáo là một phần nhỏ của marketing, tập trung vào việc truyền thông điệp để thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các kênh trả phí như TV, báo chí, hoặc quảng cáo trực tuyến. Marketing mang tính chiến lược dài hạn, còn quảng cáo thường ngắn hạn, nhằm mục tiêu tăng doanh số ngay lập tức.
1. Marketing là gì?
Marketing (Tiếp thị) là tập hợp các hoạt động nhằm đưa sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, đồng thời duy trì mối quan hệ với khách hàng bằng nhiều chiến lược trong thời gian dài hạn. Các hoạt động chính bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quảng bá, phân phối và chăm sóc khách hàng. Mục tiêu của marketing là tạo ra giá trị cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu của họ và đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Marketing bao gồm nhiều loại hình đa dạng như: Digital Marketing (tiếp thị trực tuyến), Email Marketing, Event Marketing (tiếp thị sự kiện),... Mỗi loại hình có mục tiêu và cách tiếp cận riêng, cùng chung mục đích là thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Xem đầy đủ thông tin về các loại hình Marketing tại bài viết "Marketing là gì? Tổng hợp từ A-Z kiến thức về Marketing 2024".
2. Quảng cáo là gì?
Quảng cáo (Advertising) là hình thức truyền thông được trả phí nhằm giới thiệu, quảng quá thông tin về sản phẩm/dịch vụ, công ty hoặc ý tưởng đến công chúng, với mục tiêu thuyết phục hoặc tác động đến nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trong thời gian nhất định. Quảng cáo thường sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, radio, báo chí hoặc internet và đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xây dựng thương hiệu và gia tăng sự nhận diện sản phẩm.
Các loại hình quảng cáo hiện nay rất đa dạng: Quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình và radio, đến bán lẻ tại cửa hàng. Quảng cáo trực tuyến và di động tiếp cận khách hàng qua internet và thiết bị thông minh, trong khi quảng cáo ngoài trời xuất hiện trên biển quảng cáo và phương tiện giao thông. Quảng cáo Pay Per Click (PPC) chỉ tính phí khi có nhấp chuột và còn có các hình thức trên mạng xã hội, quảng cáo qua email, influencer, sự kiện, podcast, video streaming và chatbot,... Tất cả đều nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ để nhiều khách hàng để tăng nhận diện thương hiệu và doanh thu trong thời gian ngắn.
3. Phân biệt Quảng cáo và Marketing
Tiêu chí | Marketing | Quảng cáo |
Định nghĩa | Hoạt động tổng thể liên quan đến việc nghiên cứu, phát triển, phân phối và tiếp thị sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng mục tiêu. Marketing mang tính chiến lược lâu dài. | Một phần của marketing, tập trung vào việc truyền tải thông điệp sản phẩm/dịch vụ qua các phương tiện truyền thông để thuyết phục khách hàng mua hàng. Quảng cáo mang tính kế hoạch có thời hạn. |
Phạm vi | Bao gồm nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, phân phối, truyền thông, chăm sóc khách hàng, quảng bá và xây dựng thương hiệu. | Tập trung chủ yếu vào việc truyền thông và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông. |
Mục tiêu | Nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng, xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ và gia tăng giá trị thương hiệu. | Thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu, kích thích nhu cầu mua hàng và tăng doanh số bán hàng trong thời gian ngắn. |
Phương thức | Sử dụng nhiều chiến lược khác nhau như marketing nội dung, marketing truyền thông xã hội, email marketing, marketing trực tiếp,... | Thường dùng các phương tiện truyền thông trả phí như TV, radio, báo chí, quảng cáo trực tuyến (Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads,...) để quảng bá. |
Thời gian | Thường là dài hạn, nhằm xây dựng và duy trì sự hiện diện thương hiệu liên tục. | Thường là ngắn hạn, theo từng chiến dịch cụ thể với mục tiêu thúc đẩy bán hàng trong một khoảng thời gian xác định (ngắn hạn). |
Chi phí | Tùy thuộc vào quy mô chiến lược, có thể từ thấp đến cao, bao gồm chi phí cho nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, các chiến dịch truyền thông khác nhau. | Chi phí được tính toán dựa trên ngân sách và mục tiêu của chiến dịch Marketing. |
Ví dụ | Xây dựng chiến lược tiếp thị tổng thể cho sản phẩm mới, từ việc phân tích thị trường đến xác định đối tượng khách hàng và kế hoạch quảng bá. | Quảng cáo sản phẩm mới trên TV, Google Ads, hoặc Facebook để thu hút sự chú ý ngay lập tức từ khách hàng mục tiêu. |
4. Ví dụ thực tế về Marketing và Quảng cáo từ Coca-Cola
4.1. Chiến dịch marketing "Share a Coke" của Coca-Cola
Năm 2011, chiến dịch "Share a Coke" của Coca-Cola đã áp dụng nhiều chiến lược marketing sáng tạo để thu hút sự chú ý và khuyến khích tương tác. Họ cá nhân hóa sản phẩm bằng cách thay thế logo thương hiệu bằng các tên cá nhân trên bao bì, tạo cảm giác đặc biệt cho khách hàng. Coca-Cola đã sử dụng loại hình Traditional Marketing (Tiếp thị truyền thống) và Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) để khuyến khích người tiêu dùng lan tỏa nhanh chiến lược tiếp thị.
4.2. Phương thức Quảng cáo của chiến dịch "Share a Coke" - Coca-Cola
Trong chiến dịch "Share a Coke," Coca-Cola đã thực hiện các bước quảng cáo sau để tạo sự chú ý và kết nối với khách hàng:
- Thay đổi bao bì: Coca-Cola thay thế logo thương hiệu trên các chai và lon bằng các tên cá nhân phổ biến, khuyến khích người tiêu dùng tìm chai có tên của mình hoặc của bạn bè.
- Quảng cáo: Coca-Cola triển khai quảng cáo trên truyền hình, radio, và các phương tiện truyền thông in ấn, tin nhắn SMS để giới thiệu chiến dịch và tạo sự chú ý rộng rãi.
- Mạng xã hội: Họ khuyến khích người tiêu dùng chụp hình với chai có tên của mình và chia sẻ trên mạng xã hội như Facebook với hashtag #ShareACoke, tạo sự tương tác và lan tỏa chiến dịch.
- Quảng cáo tại cửa hàng: Coca-Cola sử dụng các điểm bán lẻ để trưng bày chai có tên, tạo không gian hấp dẫn và khuyến khích mua hàng.
- Sự kiện và tài trợ: Họ tổ chức sự kiện và tài trợ các hoạt động cộng đồng để tăng cường sự hiện diện và tương tác với khách hàng.
Như đã phân tích, Marketing và Quảng cáo là hai phần không thể tách rời nhưng có những vai trò và mục tiêu khác nhau trong việc thúc đẩy doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hiểu rõ về Marketing và Quảng cáo để áp dụng vào những dự án của bản thân. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: