Display Ads là hình thức quảng cáo trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Trong bài viết này, bạn sẽ tìm hiểu Display Ads là gì, cách thức hoạt động, ưu nhược điểm của Display Advertising và những chiến lược để triển khai chiến dịch quảng cáo hiệu quả.

1. Display Ads là gì?

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising) là một hình thức quảng cáo trực tuyến (Online advertising), hiển thị hình ảnh, văn bản chữ, ảnh tĩnh/động, video, 3D graphics…, trên website, phương tiện truyền thông mạng xã hội (Facebook, Zalo, TikTok,...), ứng dụng..., nhằm giúp các thương hiệu, công ty, cá nhân hoặc tổ chức (Advertiser) tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách truyền tải thông điệp đến họ thông qua nhiều hình thức đa dạng và ấn tượng.

Ví dụ: Khi bạn đang đọc báo online, bạn có thể nhìn thấy các banner quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ ở trên đầu, hai bên hoặc cuối trang web. Đó chính là Display Ads.

Display Ads là hình thức quảng cáo trực tuyến bằng hình ảnh

2. Phân loại Display Advertising

Display Ads rất đa dạng và được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chí phân loại phổ biến:

2.1. Theo mục tiêu quảng cáo

  • Brand Awareness (Nhận thức thương hiệu): Giúp tăng cường khả năng ghi nhớ thương hiệu bằng cách hiển thị quảng cáo tới càng nhiều người trong tệp khách hàng mục tiêu càng tốt.
  • Lead Generation (Tạo leads): Thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách thu thập thông tin liên hệ (Số điện thoại, email,…) thông qua các form đăng ký ngắn gọn, từ đó tiếp cận và chuyển đổi họ thành khách hàng trả phí.
  • Traffic (Lượt truy cập): Tăng lưu lượng truy cập vào website bằng cách dẫn dắt người dùng đến các trang đích (Landing page) được thiết kế riêng.
  • Consideration (Cân nhắc): Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích và giá trị mà bạn mang lại.
  • Purchase (Mua hàng): Khuyến khích khách hàng mua hàng ngay lập tức thông qua các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn.

2.2. Theo hình thức hiển thị

  • Banner: Quảng cáo tĩnh, hiển thị dưới dạng hình ảnh.
  • Video: Quảng cáo động, hiển thị dưới dạng video.
  • Rich Media: Kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh, video hoặc các yếu tố tương tác khác để thu hút người xem.

Banner là quảng cáo tĩnh được hiển thị dưới dạng hình ảnh

2.3. Theo cách thức thanh toán

  • CPM (Cost Per Mille/Thousand Impressions): Chi phí trên 1000 lần hiển thị.
  • CPC (Cost Per Click): Chi phí trên mỗi lượt nhấp vào quảng cáo.
  • CPA (Cost Per Action): Chi phí trên mỗi hành động cụ thể như: Đăng ký tài khoản, mua hàng, điền vào form liên hệ, Thêm vào giỏ hàng….

2.4. Theo nền tảng hiển thị quảng cáo

  • Google: Google Display Network (GDN) là mạng lưới quảng cáo hiển thị lớn nhất hiện nay, bao phủ hơn 2 triệu website và tiếp cận hơn 90% người dùng Internet toàn cầu.
  • Facebook: Facebook Ads cho phép bạn hiển thị quảng cáo tới người dùng Facebook dựa trên thông tin nhân khẩu, sở thích, hành vi…
  • Zalo: Zalo Ads là kênh quảng cáo tiềm năng tại thị trường Việt Nam, cho phép bạn tiếp cận hơn 90 triệu người dùng Zalo.

3. Sự khác nhau giữa Native Ads và Display Ads

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa Native Ads và Display Ads. Tuy nhiên, hai hình thức quảng cáo này có những đặc điểm nhận diện riêng biệt. 

Tiêu chí Native Ads Display Ads
Mục tiêu Tăng trải nghiệm người dùng, tạo độ tin cậy, nhận diện thương hiệu.
Tăng traffic, tạo leads, tăng doanh số trực tiếp.
Vị trí hiển thị Lồng ghép trong nội dung chính, thường ở giữa hoặc cuối bài viết.
Linh hoạt, xuất hiện ở đầu trang, cuối trang, hoặc thanh bên.
Cách thức hiển thị Nội dung tự nhiên, phù hợp với ngữ cảnh của trang web.
Quảng cáo hình ảnh hoặc video có thể không phù hợp với nội dung trang.
Tỷ lệ nhấp (CTR) Thường cao hơn do nội dung hòa hợp và không làm gián đoạn người dùng.
Thấp hơn, dễ bị người dùng bỏ qua do "banner blindness".
Cảm nhận người dùng Ít gây phản cảm, tạo cảm giác tự nhiên và tin cậy hơn.
Có thể gây khó chịu nếu hiển thị quá nhiều hoặc không hấp dẫn.
Mục đích sử dụng Tăng cường nhận diện thương hiệu lâu dài.
Nhắm đến hành động tức thì như nhấp chuột, đăng ký, hoặc mua hàng.

4. Ưu nhược điểm của Display Advertising

4.1. Ưu điểm 

  • Nhận thức về thương hiệu tốt hơn: Tăng cường khả năng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng tiềm năng bằng cách hiển thị hình ảnh, thông điệp quảng cáo ấn tượng, thu hút.
  • Truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng: Giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp quảng cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả tới khách hàng mục tiêu với nhiều hình thức sáng tạo, ấn tượng.
  • Dễ dàng tạo và thiết lập: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo và thiết lập chiến dịch Display Ads với giao diện trực quan, dễ sử dụng trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google, Facebook,...
  • Tiếp cận khách hàng ở mọi giai đoạn: Display Ads cho phép doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng ở mọi giai đoạn trong hành trình mua hàng, từ giai đoạn nhận thức (awareness) đến giai đoạn cân nhắc (consideration) và cuối cùng là giai đoạn quyết định mua hàng (decision).
  • Display Ads giúp nhà quảng cáo có thể đo lường hiệu quả: Các nền tảng quảng cáo trực tuyến cung cấp đầy đủ các công cụ giúp nhà quảng cáo theo dõi, đo lường hiệu quả chiến dịch một cách chi tiết và hiệu quả.

Truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng

4.2. Nhược điểm

  • Mọi người không thích quảng cáo: Nhiều người dùng cảm thấy phiền toái khi nhìn thấy quảng cáo xen kẽ vào nội dung chính, từ đó sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo, khiến hiệu quả của chiến dịch Display Ads bị giảm sút.
  • Display Ads có thể quá tối giản: Do giới hạn về không gian hiển thị và thời lượng quảng cáo, nhiều thông điệp quảng cáo chưa được truyền tải một cách trọn vẹn, súc tích, khiến khách hàng chưa thực sự hiểu về sản phẩm, dịch vụ.
  • Có tỷ lệ nhấp và chuyển đổi tương đối thấp: Nhiều chiến dịch Display Ads có tỷ lệ nhấp và tỷ lệ chuyển đổi thấp bởi banner chưa thực sự hấp dẫn hoặc ngắm sai đối tượng mục tiêu.

5. Những cách đặt mua vị trí Display Advertising

Để triển khai chiến dịch Display Ads hiệu quả, bạn cần lựa chọn cách thức đặt mua vị trí quảng cáo phù hợp với ngân sách và mục tiêu của mình. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

5.1. Liên hệ trực tiếp với các publishers (Direct Buying)

Phương pháp này cho phép bạn liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu website (publishers) để thương lượng giá cả và vị trí hiển thị quảng cáo. 

Direct Buying mang lại khả năng kiểm soát cao hơn về vị trí quảng cáo và đối tượng tiếp cận, tuy nhiên đòi hỏi thời gian và công sức để tìm kiếm và đàm phán với các publishers phù hợp.

Liên hệ trực tiếp với các publishers

5.2. Mua vị trí quảng cáo theo lập trình (Programmatic Buying)

Programmatic Buying sử dụng công nghệ tự động hóa để mua và tối ưu hóa vị trí quảng cáo trong thời gian thực. Phương pháp này giúp bạn tiếp cận được nhiều publishers khác nhau và tối ưu hóa chi phí quảng cáo dựa trên các thuật toán thông minh.

5.3. Sử dụng dịch vụ cung cấp giải pháp quảng cáo

Nhiều công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo trọn gói, bao gồm từ tư vấn chiến lược, thiết kế quảng cáo đến triển khai và tối ưu hóa chiến dịch. Sử dụng dịch vụ này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời tận dụng được kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ chuyên gia.

Media Lab là một đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quảng cáo Display Ads , có thể hỗ trợ bạn triển khai chiến dịch hiệu quả với chi phí tối ưu.

Media Lab là một đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp giải pháp quảng cáo

6. Display Advertising sử dụng nhằm mục tiêu gì?

Hiệu quả của Display Ads thường thấp hơn so với Search Ads về khả năng thu hút click và chuyển đổi. Tuy nhiên, Display Ads lại cực kỳ hiệu quả trong việc nhắc nhở thương hiệu với khách hàng tiềm năng và xây dựng lòng trung thành. Vậy nên, bạn có thể sử dụng Display Ads cho các mục tiêu như:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn.
  • Thu thập thông tin khách hàng tiềm năng: Tìm kiếm những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  • Nhắc nhở khách hàng quay lại: Tiếp cận những người đã từng tương tác với bạn để khuyến khích họ mua hàng.

Để Display Ads hoạt động hiệu quả nhất, bạn nên kết hợp với các hình thức quảng cáo khác như Search Ads. Ví dụ, bạn có thể dùng Display Ads để nhắc nhở những người đã từng click vào quảng cáo Search Ads nhưng chưa mua hàng. Cuối cùng, đừng quên theo dõi và phân tích kết quả để điều chỉnh chiến dịch Display Ads cho phù hợp, giúp đạt được hiệu quả tốt nhất.

7. Cách đo lường hiệu suất Display Advertising

Sau khi triển khai chiến dịch Display Ads, việc đo lường hiệu suất là vô cùng quan trọng để đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa chiến dịch. Bạn có thể sử dụng các chỉ số sau để theo dõi hiệu quả của Display Ads:

  • Số lượt hiển thị (Impressions): Số lần quảng cáo của bạn được hiển thị cho người dùng.
  • Tỷ lệ nhấp (Click-Through Rate): Tỷ lệ phần trăm số lần người dùng nhấp vào quảng cáo của bạn so với tổng số lượt hiển thị.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Tỷ lệ phần trăm số lần người dùng thực hiện hành động chuyển đổi mong muốn (ví dụ: mua hàng, đăng ký...) sau khi nhấp vào quảng cáo.
  • Chi phí mỗi lần nhấp (Cost Per Click): Số tiền bạn phải trả cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo.
  • Chi phí mỗi hành động chuyển đổi (Cost Per Action): Số tiền bạn phải trả cho mỗi hành động chuyển đổi mong muốn.
  • Lợi tức đầu tư (Return on Investment): Tỷ lệ lợi nhuận thu được so với chi phí đầu tư vào quảng cáo.

8. Một số phương pháp thực hiện Display Ads hiệu quả

8.1 Đặt mục tiêu và KPI chiến dịch rõ ràng

Xác định rõ ràng mục tiêu bạn muốn đạt được với chiến dịch Display Ads là điều kiện tiên quyết để đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch. Mục tiêu có thể là tăng nhận diện thương hiệu, tạo khách hàng tiềm năng hoặc thúc đẩy doanh số bán hàng.

Sau khi đã có mục tiêu, hãy thiết lập các chỉ số KPI (Key Performance Indicator) để đo lường hiệu quả chiến dịch một cách cụ thể và định lượng.

Ví dụ: Bạn là một thương hiệu thời trang mới ra mắt và muốn tăng nhận diện thương hiệu thông qua Display Ads. Mục tiêu chiến dịch của bạn sẽ là tiếp cận đến tối thiểu 1 triệu người dùng trong nhóm khách hàng mục tiêu (nữ, độ tuổi 18-35, quan tâm đến thời trang) và đạt được tỷ lệ nhấp (CTR) tối thiểu là 0.5%.

Thiết lập các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả chiến dịch.

8.2. Xác định phân khúc đối tượng mục tiêu của bạn

Display Ads cho phép bạn nhắm mục tiêu quảng cáo đến những người dùng cụ thể dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Việc xác định phân khúc đối tượng mục tiêu chính xác sẽ giúp bạn tiếp cận đúng người, đúng thời điểm, từ đó tăng hiệu quả chiến dịch và tiết kiệm chi phí.

Ví dụ: Bạn bán sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân. Đối tượng mục tiêu của bạn sẽ là những người quan tâm đến sức khỏe, giảm cân, thể hình, có thói quen mua hàng trực tuyến,...

8.3. Sử dụng đa dạng tùy chọn nhắm mục tiêu

Các nền tảng quảng cáo như Google Ads, Facebook Ads,... cung cấp nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu khác nhau như nhân khẩu học, sở thích, hành vi, vị trí địa lý,... Hãy tận dụng các tùy chọn này để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của bạn.

Ví dụ: Trên nền tảng Google Ads, bạn có thể nhắm mục tiêu quảng cáo theo nhân khẩu học (độ tuổi, giới tính, thu nhập,...), sở thích (thể thao, du lịch, âm nhạc,...), hành vi (những người thường xuyên mua hàng trực tuyến, sử dụng thiết bị di động,...), vị trí địa lý (quốc gia, thành phố, khu vực,...).

8.4. Sử dụng nhiều định dạng và quảng cáo khác nhau

Đừng ngại thử nghiệm với nhiều định dạng quảng cáo khác nhau như banner tĩnh, banner động, video quảng cáo và quảng cáo Rich Media. Mỗi định dạng đều có những ưu điểm riêng và có thể phù hợp với từng mục tiêu chiến dịch.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng banner tĩnh để tăng nhận diện thương hiệu, banner động hoặc video quảng cáo để truyền tải thông điệp phức tạp hơn, và quảng cáo Rich Media để tăng tương tác với người dùng.

8.5. Thay đổi quảng cáo để người xem tránh mệt mỏi vì sự trùng lặp

Hình ảnh và thông điệp quảng cáo của bạn có thể trở nên nhàm chán nếu được lặp đi lặp lại quá nhiều lần. Hãy thường xuyên cập nhật nội dung và hình ảnh quảng cáo để thu hút sự chú ý của người dùng.

Ví dụ: Bạn nên thay đổi hình ảnh, thông điệp và kêu gọi hành động trong quảng cáo của mình thường xuyên, khoảng 2-3 tuần/lần.

8.6. Tối ưu hóa quảng cáo động (Dynamic Creative Optimization)

Công nghệ DCO cho phép bạn tự động điều chỉnh nội dung quảng cáo dựa trên hành vi và sở thích của người dùng.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng công nghệ DCO để hiển thị những sản phẩm khác nhau cho những người dùng khác nhau dựa trên lịch sử duyệt web của họ.

8.7. Kiên nhẫn và dành thời gian cho các chiến dịch

Display Ads không phải là phương pháp "thần kỳ", mang lại kết quả ngay lập tức. Hãy kiên nhẫn, theo dõi và tối ưu hóa chiến dịch liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ví dụ: Bạn có thể thử nghiệm với nhiều tùy chọn nhắm mục tiêu, định dạng quảng cáo và thông điệp khác nhau để tìm ra phương án hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của bạn.

9 Những điều cần chú ý đối với Display Ads

Để đảm bảo chiến dịch Display Ads của bạn mang lại hiệu quả tốt nhất và không gây khó chịu cho người dùng, hãy lưu ý những điểm sau:

  • Hãy tôn trọng trải nghiệm của khán giả: Quảng cáo của bạn nên phù hợp với nội dung của website và không gây gián đoạn quá trình trải nghiệm của người dùng.
  • Sử dụng một thiết kế đơn giản: Quảng cáo nên có thiết kế đơn giản, dễ nhìn, dễ hiểu và truyền tải thông điệp rõ ràng.
  • Chú ý chất lượng thay vì số lượng: Tập trung vào việc tạo ra những quảng cáo chất lượng, thu hút sự chú ý và mang lại giá trị cho người dùng thay vì chỉ chạy theo số lượng.
  • Sử dụng CTA nổi bật và mạnh mẽ: Sử dụng Call-to-Action (CTA) rõ ràng, hấp dẫn và dễ dàng nhận thấy để khuyến khích người dùng thực hiện hành động mong muốn.

 Sử dụng Call-to-Action rõ ràng, hấp dẫn

Tóm lại, Display Ads là một hình thức quảng cáo trực tuyến hiệu quả giúp bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Bằng cách hiểu rõ về Display Ads, lựa chọn phương pháp phù hợp và tối ưu hóa chiến dịch thường xuyên, bạn có thể khai thác tối đa tiềm năng của Display Ads và đạt được mục tiêu marketing của mình.

Xem thêm: